Thời cổ đại ngư dân Nhật Bản ra biển bắt cá chình, vì thuyền nhỏ, khi trở về bờ cá chình đã chết hết. Có một ngư dân, trên thuyền của anh cũng có các loại thiết bị đánh cá giống như những người khác, nhưng mỗi lần anh chở cá về chúng đều còn sống. Vì thế cá của anh bán được giá cao gấp đôi người khác. Mấy năm sau, người ngư dân này đã trở thành một phú ông giàu có vang danh gần xa. Đến khi bệnh nặng không thể ra biển được nữa, người ngư dân mới đem bí mật của mình nói lại với con trai. Trong khoang thuyền chứa đầy cá chình, ông đã bỏ một con cá nheo vào đó. Trong tự nhiên, cá chình luôn đánh nhau với cá nheo. Để chống lại những đợt công kích của cá nheo, cá chình buộc phải cố gắng nghênh chiến. Trong tình trạng đấu tranh như vậy, bản năng sống của cá chình sẽ được huy động tối đa, cho nên nó vẫn còn sống khi vào đến bờ. Người ngư dân còn nói với con trai, nguyên nhân khiến cá chình chết là vì chúng biết chúng đã bị bắt, trước mắt chúng chỉ có cái chết, hy vọng sống đã bị dập tắt,...
BỐ MẸ CHỈ CÓ KHOẢNG 5 NĂM ĐẦU ĐỜI… …để tận hưởng trọn vẹn những cái ôm hôn hối hả, những bước chạy ào vào lòng nhau đầy háo hức của con. 5 năm đầu đời – tưởng dài mà thật ra trôi vụt như một cái chớp mắt. Một ngày nào đó, chính bạn sẽ nhận ra mình vừa ôm con lần cuối theo cái cách của một đứa trẻ thơ… mà không hề biết đó là lần cuối. Khi con còn nhỏ, con ôm bố mẹ mỗi ngày. Con chạy về nhà, hớn hở lao vào vòng tay mẹ như thể vừa chiến thắng cả thế giới. Con leo lên lưng bố, vò tóc bố, cười ngặt nghẽo không thôi. Con đòi ngủ cùng, đòi được “ôm một tí rồi con ngủ luôn”… Nhưng rồi con lớn. Tự nhiên con ngại ôm bố mẹ nơi đông người. Con thích có không gian riêng. Con không còn đòi mẹ kể chuyện mỗi tối, không còn hôn chụt lên má bố mỗi sáng. Con bắt đầu có bạn bè, có thế giới riêng, có những điều bố mẹ chẳng còn là trung tâm nữa. Và đến một ngày, khi con 18 tuổi… Lịch trình của con kín mít: học hành, bạn bè, dự định tương lai. Bố mẹ muốn gặp con – phải… "đặt lịch trước". Muố...