Xã hội nào cũng thế, nói dối là điều không thể tránh. Nói dối mặt nào đó đại diện cho sự tiến hoá cái "khôn lỏi" của bộ não con người Có lẽ càng văn minh, tỷ lệ nói dối càng lớn khi cuộc sống ngày càng phụ thuộc vào đồng tiền - thứ đại diện chung cho vật chất hay gián tiếp đại diện cho lối sống, văn hoá, chính trị thậm chí cả tình cảm... Nói dối có nhiều thể loại: Nói dối do hoàn cảnh bắt buộc, nói dối để nói giảm nói tránh mất lòng người khác, nói dối để được việc, nói dối để bao biện, để đùa cợt hay bất cứ đâu nói dối đôi khi là phương pháp cai trị và đa phần nói dối để tôn cái tôi của mình lên. Ở Việt Nam do đặc thù văn hoá phương Đông nên nhiều khi nói dối ở nhiều hoàn cảnh được người ta chấp nhận vì đó là nếp sống, nếp nghĩ hay nói cách khác là: nói sao cho phải phép. Người ta quy nói dối vào nhiều cấu trúc ngữ pháp. Người ta không gọi đó là nói dối nữa mà là nói khéo, nói khéo để được lòng người khác, nói khéo để phù hợp với văn hoá sống, nói khéo để biết người...
The World we create will bring you up to a Happier and more Prosperous Life