Chửi là la mắng, là nói những lời thô tục, cay độc để làm nhục người khác”, đó là theo từ điển tiếng Việt thông dụng. Đôi khi cũng cần phải diễn đạt ngôn từ một cách mạnh mẽ, biểu cảm – đôi khi cũng cần phải chửi. Và rõ ràng khi không có đòn để đỡ, khi phải cam chịu ẩn nhẫn, khi yếu thế không làm được gì đối thủ, người ta có thể phải chửi. Chửi cho bõ tức. Chửi là cần thiết, vấn đề là chửi cũng cần có văn hóa, làm cho đối phương thấy nhục cũng phải có văn hóa.
Nhiều người tự hào rằng ở Việt Nam có hẳn một cái gọi là văn hóa chửi – có nghĩa là người Việt chửi có vần có vè, có ve có vẩy; chửi có bài bản, lớp lang. Nếu văn hóa được định nghĩa như là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử hay lối sống, cách ứng xử có trình độ cao thì quả thật chửi cũng là một nét văn hóa.
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm có đoạn: “Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”. Nghệ thuật chửi Việt Nam chủ yếu xuất phát từ miền Bắc do nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị và để tránh cái thô tục không cần thiết, người ta có hàng trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã mà vẫn làm đối thủ tức đến hộc máu mồm. Bên cạnh chửi tục, người ta còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa kinh khủng mà người ta cũng gộp luôn vào, mở rộng thuật ngữ chuyên “chửi”. Ở đây cũng cần phân biệt giữa “chửi thề” và “chửi”: chửi thề là văng tục, chửi vô tội vạ, chửi bất cứ lúc nào - kể cả lúc vui, chửi mà không có dụng ý bôi nhọ, không nhằm đối tượng nào; chửi thường nhắm đích danh người nào đó và thường trong lúc giận dữ, có dụng ý.
Ngày xưa, chửi được coi là vũ khí của người nghèo bất khuất, người yếu bất khuất. Những kẻ thống trị có đầy đủ vũ khí, sức mạnh, còn những người bị trị luôn bị tước đoạt đến trần trụi cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng không phải vì thế mà kẻ bị trị chịu yên, họ biết dùng đến vũ khí độc tôn của mình để chống lại những cái trái với luân thường, trái với pháp luật, trái đạo đức. Mà đúng là “chửi” là vũ khí độc tôn của kẻ nghèo, khi trời dường như phú cho họ cơ quan phát thanh rất tốt, có thể vang khắp xóm cùng quê, có thể chửi từ giờ này sang giờ khác. Chửi, với các bài chửi điển hình như bài “Chửi đứa bắt gà” kéo dài hàng giờ, hàng ngày, dù kẻ bắt gà chắc gì đã mang gà ra trả, nhưng cái việc chửi vẫn phải được tiến hành, trước tiên để bõ tức, để giải tỏa tâm lý, sau đó là để phòng ngừa, để đánh thức lương tâm, đánh thức và nuôi dưỡng công lý. Có lẽ, đây cũng là một biểu hiện văn hóa trong cái sự chửi. Thật ra thì văn hóa chửi cũng không phải là đặc sản quá độc đáo của người Việt. Bộ sử thi tiểu thuyết hoành tráng Tam quốc chí đã kể rất kỹ về chuyện khi dàn trận đánh nhau các bên rất hay sử dụng một loại quân khá đặc biệt, đấy là những "mạ thủ". "Mạ thủ" thường chọn những người giọng tốt, ngữ điệu chắc chắn phải cong cớn, đứng ngay ở hàng đầu gào to những lời xỉ mắng đối phương. Khổng Minh Gia Cát Lượng của nhà Thục đã từng đích thân đanh đá mắng chết Tư đồ Vương Lãng của nhà Ngụy. Ở Ukraine hiện tại có cả cuộc thi chửi được tổ chức hàng năm có mục đích để thanh niên làm quen với văn hóa chửi của dân tộc và nâng cao tình yêu nước. Cuộc thi chửi được tiến hành theo hình thức hai người bước ra sàn đấu, lần lượt chửi nhau và bất cứ ai muốn đều có thể tham gia. Người dự thi có thể trích dẫn những câu nói từ văn học cổ Ukraine bao hàm các câu chửi rủa đậm màu sắc dân tộc. Người thắng cuộc là người có vốn từ vựng phong phú.
Cách chửi thay đổi rất nhiều, tùy theo vùng miền văn hóa. Ngay cả ở Việt Nam, người Bắc có cách chửi khác người Trung, người Trung chửi khác người Nam. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều khi người ta quá lạm dụng "nghệ thuật" chửi, công cụ chửi, người ta chửi chỉ cốt để chứng tỏ mình chửi giỏi, người ta nói mát, nói mỉa, nói xéo người khác dù người đó chẳng làm gì mình – chỉ cốt để sướng miệng mà không hề nghĩ đến tác dụng độc địa của “lời nói-đọi máu”. Bàn về văn hóa chửi sẽ luôn là một đề tài thú vị và chắc hẳn cũng sẽ gây nhiều tranh cãi.
Tôi tin chắc, trong đời, ai cũng có một lần chửi thề. Nghĩ lại ngữ cảnh lúc đó, bạn luôn thấy mình đúng và thỏa mãn. Nhưng người khác, bị chửi hoặc vô tình nghe cảm thấy tức giận hoặc khó chịu. Trên thực tế, chửi thề gắn liền với lịch sử loài người có bản chất “hỉ, nộ, ái, ố”. Từ người bình dân, cho đến người tạm gọi là cao quý nhất cũng có thể dùng chửi thề làm phương tiện trong những bối cảnh “chướng tai gai mắt”. Chửi thề là ngôn ngữ rất con người. Bởi, chửi thề sẽ đem lại "công bằng" ngay lập tức, mang lại hiệu quả cân bằng tâm lý tức thời.
Nhà văn Kim Dung, bậc thầy về mặt tâm lý, đã để cho một nhân vật của mình chửi thề liên tục nhưng độc giả cảm thấy rất “sướng”, đó chính là Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Cũng như nhiều nhân vật khác của Kim Dung, khi bị địch nhân truy đuổi, thường chửi “bà mẹ quân rùa đen”, có lẽ đây là kiểu chửi thề của Trung Hoa, người đọc Việt Nam chưa sướng lắm. Tuy nhiên, khi Kim Mao Sư Vương gặp hoàn cảnh éo le, nhân vật này thường chửi “lão tặc thiên” thì đó là đỉnh cao của chửi thề. Độc giả cảm thấy mãn nguyện khi nghe Kim Mao Sư Vương chửi chính cái kiếp oan nghiệt của mình và cảm động trước số phận của lão. Có một chút gì đó công bằng, cũng giống như nhiều người nông dân ở miền Trung gặp lũ lụt hay hạn hán thường chửi “thằng trời già”, “thằng giặc trời”…
Chửi thề không thể thiếu trong đời sống. Ngôn ngữ của bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có khẩu ngữ chửi thề na ná như nhau. Đó là việc dùng những hành động, những bộ phận nhạy cảm, hoặc những ngôi thứ thiêng liêng làm từ chửi thề. Bình thường, không rơi vào một tình huống hay hoàn cảnh bất ngờ, bức xúc người ta không dễ dàng gì thốt ra những từ đó ngoại trừ những người “chửi thề quen miệng”. Chửi thề mang lại “cảm giác mạnh” vì ngôn từ chửi thề cùng một lúc nó vừa là danh từ, vừa là tính từ và cả động từ. Khi con người hiểu được ngôn ngữ là đã biết chửi thề. Ngoại trừ trường hợp nhiều tôn giáo liệt chửi thề vào những điều được xem là ác khẩu của ngũ giới trong Phật giáo (1 trong 4 điều trong giới vọng ngữ ).
Trên một diễn đàn, trước đây giáo sư Trần Quốc Vượng có kể giáo sư Tôn Thất Tùng là người có tật hay chửi thề mỗi khi đối mặt với tình huống cẳng thẳng trong phòng mổ. Ban thi đua khen thưởng Chính phủ loại tên ông ra khỏi danh sách phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vì lý do này rồi gửi lên Bác Hồ. Đích thân Bác đã khuyên mọi người nên thông cảm với ông trong những thời điểm ngặt nghèo trước sinh mệnh con người.
Người xưa nói “tiên ố ngã khẩu”, nghĩa là những điều mình nói ra sẽ làm cái miệng mình dơ bẩn trước. Tuy nhiên, thiên hạ từ Tây sang Đông bất chấp lời răn đó vẫn cứ chửi thề. Ngày nay phim ảnh, văn chương dùng chửi thề như một “điểm nhấn”. Câu thoại hay nhất trong 100 câu thoại đáng nhớ do Viện phim Mỹ bình chọn thuộc về… một câu chửi thề. “Frankly, my dear, I don’t give a damn” được Rhett (Clark Gable thủ vai) thốt ra với Scarlett vào cuối phim “Cuốn theo chiều gió” khi Scarlett hỏi: “Em sẽ đi đâu? Em sẽ làm gì?”.
Văn chương Việt Nam từ thời xửa thời xưa đã có… chửi thề, bất chấp xã hội Nho giáo cấm kỵ những lời dơ bẩn. Cụ Tú Xương, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương… là những bậc thầy đưa chửi thề vào thơ. Cao Bá Quát trước giờ chết chửi thề rất “đã”: “Ba hồi trống giục mồ cha kiếp/Một nhát giươm đưa bỏ mẹ đời”.
Chửi thề, trong một ngữ cảnh nào đó nó thuộc về quyền cá nhân. Nhất là thời đại cuộc sống ngày càng ngột ngạt, bức xúc, con người ngày càng va chạm nhiều hơn. Tuy nhiên, "quyền cá nhân" đó cần có giới hạn văn hóa. Ở Anh, chửi thề sẽ bị phạt tiền chỉ khi vi phạm luật về trật tự công cộng, nghĩa là anh chửi thề làm ảnh hưởng đến người khác. Ở Việt Nam, chính quyền TP.HCM vừa triển khai năm 2010 là “Năm thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị”, nói tục, chửi thề là một trong 6 hành vi được vận động nói “không”. Tuy nhiên, vấn đề chỉ dừng lại ở sự “vận động” ở cấp chính quyền địa phương chứ chưa thể thành luật được.
Tóm lại chửi thề nếu bạn thấy hay thì nó hay, nếu bạn thấy dở thì nó sẽ dở! Còn nếu chửi thề mà gây tổn thương cho người khác - những người không gây hại gì cho bạn, thì không còn là chuyện hay hay dở nữa, khi đó nó sẽ trở thành phi văn hóa.
Trong văn học, người chửi nhiều nhất có lẽ là Chí Phèo của Nam Cao:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”
Chí Phèo hay chửi. Nhưng Nam Cao không cho biết là hắn chửi hay hay không. Chúng ta cũng không có “văn bản” lời chửi của hắn để tự mình đánh giá. Nhưng lời chửi của vợ trương Thi, hàng xóm của Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan thì hay thật:
“Làng trên xóm dưới! Bên sau phía trước! Bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào ở gần đây mà qua, đứa ở xa mà lại, nó day tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi thì buông tha nó ra, không thì tôi chửi cho đơơới !
Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua bà cho nó ăn hãy còn, sáng hôm nay, con bà gọi hãy còn, mà bây giờ mày đã bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì mày buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào thằng tam đại tứ đại nhà mày lên, bà khai quật san bằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đò mỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cái nhà mày cho mà xem. Ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà, thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba, mày xuống âm phủ mày bị quỷ sứ thần linh rút ruột ra, ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ạ!”
Cũng về đề tài mất gà như thế, tôi còn nghe một bài văn chửi gần như là vè. Cũng vần cũng điệu, cũng ngân nga và cũng trầm bổng; nhiều câu chữ y như hai đoạn văn trên của Nguyễn Công Hoan:
Tổ cha mày
Cái đứa đen lòng xanh cật
Mặt sấp mo nang
Rình ngang rình ngửa
Bắt gà của bà
Ở nhà bà
Nó là gà xương gà thịt
Về nhà mày
Nó là thần nanh xanh, mỏ đỏ
Nó mổ mắt mày
Ở nhà bà
Nó là gà gấm gà hoa
Sang nhà mày
Nó là ác cầm ác thú
là cú là cáo
là báo là hổ
Vồ cả nhà mày
Giày cả nhà mày.
Ở Huế, người ta cũng nghe những tiếng chửi như vậy. Có khi có bài bản và vần điệu du dương hơn:
“Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội, họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà lên, trên thiên đàng xếp hàng mà đi xuống, bay hãy vén mái tai, gài mái tóc đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây nè:
Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn hết của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bay ăn chi mà ăn ác nhơn ác nghiệp, ăn một lần một chục rưỡi con gà. Bay ăn cho chồng bay sợ, cho con bay kinh, bay ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ngồi đó mà ăn. Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm… bay ăn mần răng mà hết chục rưỡi con gà?”
Ở miền Trung, hồi nhỏ, tôi được nghe một bài văn chửi mất gà khác với bài vừa kể. Chỉ nhớ loáng thoáng một số câu:
Tổ cha nó
Cái thằng ăn cắp
Nó bắt con gà vàng khoan cổ
con gà nổ khoan lông
nó nấu nồi đồng
nó nấu nồi đất,
nó ăn lật đật
nó trật xương quai
nó lòi bản họng
mà nó cứ tọng vô mồm
cái mồm thối mồm tha
mồm ma mồm quỷ
mồm đĩ mồm chó
Tổ cha nó!
Hầu hết các lời chửi ở trên đều không nhắm vào một đối tượng cụ thể nào cả. Chửi như thế gọi là chửi đổng (hay chửi đông đổng, chửi trổng, chửi khống).
Nếu hiện tượng chửi đổng như thế từng phổ biến ở nông thôn, thì, ở thành thị, nó có vẻ thưa thớt hơn. Mức độ thành thị hoá càng cao, nó lại càng thưa thớt. Lúc ấy, chúng ta thường nghe những tiếng chửi thề hay chửi tục nhưng lại hiếm khi nghe những bài văn chửi lê thê, vần vè và vu vơ như trước.
Nhưng chửi đổng có chết hẳn không?
Không. Nó không chết. Nó chỉ biến tướng. Nó “bác học hoá”, xuất hiện trên báo chí; và gần đây, được “hiện đại hoá”, xuất hiện trên mạng. Có cảm tưởng một số người mở website hay blog chỉ để làm mỗi một việc: chửi đổng. Chửi hết người này đến người khác. Cứ chửi bâng quơ, vu vơ, không khống. Như những tiếng sủa ủng oẳng của những con chó dại. Xin nói ngay: Hình tượng và chữ “sủa” ấy không phải của tôi. Có người dùng như thế rồi. Không phải là dùng cho người khác. Mà là tự nhận cho chính họ: Họ thích sủa gâu gâu. Gần như ngày nào cũng viết vài câu gâu gâu. Người khác trách, họ trả lời một cách thản nhiên: Thích, họ cứ sủa. Và hứa: sẽ còn sủa tiếp, dài dài. Ai chửi, mặc kệ: “Chả sao!”
Nói như là đe doạ.
Nghe những lời chửi mất gà ngày xưa, thấy vui. Nhưng nghe những lời đe doạ như thế trên mạng, chỉ thấy thảm.
Bạn có nghĩ vậy không?
Việc chửi thi mồm to chỉ la chuyện "võ biền". Chửi móc, nói móc mới là nghệ thuật cao nhất của chửi, khiến người nghe phải phát điên và có khi uất quá mà chết.
Chửi người ta là cốt để người ta phải tức giận và nổi xung lên. Kiểu chửi mắng gây ồn ào, lấy thịt đè người vừa thiếu văn hóa lại vừa không tạo được “hiệu quả” như mong muốn của người chửi.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam đã từng có một cuộc thi chửi để tìm hiệu quả cao nhất. Đó là chuyện của Ba Giai và Tú Xuất. Giai thoại rằng: “Ba Giai và Tú Xuất đều cho mình là tay cao thủ trong chuyện chửi xỏ xiên thiên hạ, không ai chịu kém ai. Thế nên để phân tài cao thấp, Ba Giai và Tú Xuất thi chửi thiên hạ xem ai là người bị thiên hạ chửi nhiều hơn. Tú Xuất là tay đanh đá nên đã từng chửi nhau 7 ngày với một bà hàng nước và giành chiến thắng nên rất tự tin. Tú Xuất chửi một hồi nhưng chỉ được chục người đáp lại vì không ai dại “dây với hủi”. Nhưng Ba Giai, với sự thâm trầm của mình, đi ra bến đò nhằm lúc đò đông mà rủa móc là đò sắp đắm. Không cần biết trên bờ là ai, cả trăm cái miệng đều chửi Ba Giai. Tú Xuất phục Ba Giai tài chửi hơn mình".
Việc chửi thi mồm to chỉ là chuyện "võ biền". Nói móc mới là nghệ thuật cao nhất của chửi, khiến người nghe phải phát điên và có khi … qua đời. Trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Khổng Minh là bậc thầy chửi móc nên dạy quân sĩ móc Chu Du là: “ Chu Du mẹo giỏi yên thiên hạ, đã mất phu nhân lại thiệt quân”, Du nghe xong khí uất đầy ruột, thổ huyết sau đó bệnh nặng mà chết. Khi Khổng Minh sang khẩu chiến với quần nho của Giang Đông, các bên cũng nói móc nhau để tạo thế trên bàn ngoại giao. Mưu sĩ Giang Đông nói: “Lưu sứ quân từ khi có tiên sinh đánh đâu thua đấy”, Khổng Minh móc lại: “Cái chí của đại bàng thì bọn sẻ biết thế nào được”. Nhưng Khổng Minh cũng chưa phải là người nói móc đầu tiên ghi trong chuyện Tàu. Thời Xuân Thu, Án Anh, thừa tướng nước Tề khi sang Sở bị tướng Sở bắt chui lỗ chó vào thành thì chửi móc luôn: “Đi sứ nước người thì vào cửa người, đi sứ nước chó thì vào cửa chó”. Người Sở căm tức nhưng không làm gì được. Chẳng cứ quan văn mà quan võ cũng nói móc nhau trước trận để khiến đối phương tức điên lên. Trong trận Trương Phi đại chiến Mã Siêu (Tam Quốc diễn nghĩa), Phi múa mâu tự giới thiệu theo đúng bài: “Ta là Trương Dực Đức người nước Yên”. Mã Siêu nói móc luôn: “Nhà tao đời đời làm khanh tướng, đâu biết đến loại thất phu quê kệch như ngươi”. Trương Phi vốn xuất thân từ nhà bán thịt lợn, bị nói móc dòng dõi gia đình thấp hèn nên nổi điên ngay.
Đó là trong tiểu thuyết, còn đời sống hằng ngày, chuyện nói móc nhan nhản. Nó không thô như chửi to tiếng nhưng lại làm người nghe phải đau vì mỗi câu, mỗi từ như cứa vào nỗi đau của người khác. Hai nhà hàng xóm cãi nhau, một bà chửi sang luôn nhà bên kia: “Tao không chửi mày mà cho con tao sang chửi mày”. Bà kia vốn mặc cảm muộn chồng nên bị đối thủ chửi như vậy thì cứng họng nuốt nước mắt vào lòng. Không thể đỡ nổi với kiểu chửi móc thâm như thế. Nhiều khi để tạo sự uy hiếp cho đối thủ, cao thủ chửi móc không ngại lôi nỗi đau từ đời nảo đời nào của đối thủ ra bêu riếu. Vì những điều bị biêu riếu là sự thật nên đối thủ chỉ còn nước chào thua.
Trên mạng internet hiện giờ, dù là thế giới ảo nhưng cũng có vô số cao thủ chửi móc tại nhiều diễn đàn. Gặp một vấn đề tranh luận, thấy người kia sai một chút về kiến thức thì sẽ bị móc ngay: “Trình độ như chú không đáng để bàn chuyện với anh” hoặc “Chú nên về nhà đọc sách 10 năm rồi quay lại tranh luận với anh tiếp”. Không có một từ văng tục trong câu chửi nhưng người nghe khí uất đầy ruột chỉ muốn cầm bàn phím mà đập vào màn hình. Nếu trả đũa chửi lại trên diễn đàn thì sẽ bị admin khóa nick ngay. Trò chơi kết thúc, cao thủ chửi móc sẽ ngồi một góc cười rằng: “Trình độ tranh luận như thế thì non lắm”.
Ví dụ về mắng chửi : " Tiên sư đứa nào bắt mất con gà nhà bà. Gà ở nhà bà là con công con phượng, gà về nhà mày thành con cáo con hâu. Bà … bà…bà… (U ơi! cho con xin chén trà để con chửi tiếp)... Bà chửi theo kiểu toán học cho mà nghe nhá…Bố mày là A, mẹ mày là B. Bà cho vào ngoặc bà khai căn cả họ nhà mày… Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu… "CHỬI BẰNG TOÁN HỌC
Ái chà chà…mày tưởng à. Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à…..Bà là trị cho tuyệt đối hết cả họ 9 đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi…Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng, sẽ gặp tai ương đến dương vô cùng, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm… Ờ nhỉ, thôi, hôm nay thứ 7, bà nghỉ, ngày mai bà chửi tiếp.
À, mày chơi toán học với bà à…(U cho con xin thêm chén nước ạ ..Thằng khốn ấy nó là tiến sĩ toán lý, không chửi bằng toán học thì không xong với nó u a…Vâng vâng, u rót cho con đầy đầy vào, nữa đi…để con lấy hơi chửi tiếp, con sẽ chửi từ số học lên tích phân, xuống đại số rồi sang hình học cho u xem…)
Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết đấy phỏng ? Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà,…mày về mày vỗ béo để nhồi đường cong cho con vợ mày, à à, mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi.
Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi đường cong con vợ mày nó nứt toát, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ vuông góc một mạch thẳng xuống nóc tủ....thôi con ạ ….....ái chà chà…mày tưởng mày dùng cả Topo học mày vẽ thòng lọng mày bắt gà nhà bà mà được à!
Bài Chửi Mất Gà
Đất Bắc từ thuở xa xưa vốn sống bằng nghề nông, gia súc trong nhà kể cả con gà là một tài sản quý giá của dân quê. Gà, nhất là gà mái rất quý vì vừa cho thịt vừa đẻ trứng cho chủ, gà trống còn quí hơn vì vừa là vật gây giống vừa là đồng hồ báo thức cho con người. Nhà có sân to, vườn rộng hay mái tranh vách đất cũng thường nuôi thêm một hay vài con gà. Cái lợi là mỗi khi có khách quý phương xa hay lúc giỗ chạp Tết nhất thì trước nhất có thịt để cúng ông bà hay đãi khách, sau là thịt thà cả nhà cùng hưởng. Vì thế kẻ nào nỡ lòng muốn ăn mà không chịu nuôi, bắt trộm hay đánh cắp con gà của người ta sẽ khiến chủ nó rất căm giận.
Mỗi chiều khi rải thóc ra sân, đếm gà thấy lạc hay mất một con, bà chủ bầy gà thường lịch sự lên tiếng rao, vọng sang hàng xóm:
- Nhà tôi vừa lạc con gà trống, ai thấy xin đuổi giúp về cho tôi!
Buổi tối vẫn không thấy về. Sáng sớm hôm sau, bà chủ gà lại rao rất lễ độ lần nữa. Rao đến ngày thứ nhì, đã thấy khó tìm được con gà rồi, bà ta lại rao gắt gao hơn nữa:
- Con gà của tôi nuôi bằng gạo, bằng thóc, mất tiền mua. Vậy ai bắt con gà xin trả lại, không thì tôi chửi đấy nhé!
Rao như thế hai lần nữa không thấy gà về, là chiều hôm ấy bắt đầu bà con láng giềng được nghe trọn vẹn bài ca mất gà. Bài chửi kẻ trộm hay ăn cắp gà có vần có điệu hẳn hoi khiến lời chửi tiếng rủa trở thành một áng văn chương dân gian độc đáo được truyền tụng đến tận hiện giờ:
“Cha Cao Tằng Tổ Khảo, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Dì Tỉ Muội thằng cha mày đã bắt con gà nhà tao!
Con gà ở nhà tao là con gà, con qué. Nó về nhà mày là con Cú, con Cáo. Nó mổ gan, lòi ruột những đứa ăn miếng thịt gà nhà tao.. Nó là thần Nanh, đỏ Mỏ rút gan, rút ruột nhà mày ra. Mày không thả con gà nhà bà ra, bà đóng ghế 3 tháng 10 ngày, buổi sáng bà chửi, buổi tối bà chửi, buổi trưa bà hú, bà nguyền, bà rủa cho cây vàng lá, cho quả chột thui, cho Thần Trùng đến rút từng khúc ruột của Cha Ông, vợ con nhà mày ra!
Tao hú 3 hồn, 7 vía thằng đàn ông, 3 hồn 9 vía con đàn bà đã bắt con gà nhà tao. Tao gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cầm cờ đỏ đứng sau nhà, ông cầm cờ vàng bên hữu, ông cầm cờ trắng bên tả yểm cho nhà mày đẻ con ra thì ngược, sinh cháu ra thì ngang vì đã dám ăn con gà nhà tao!...”
Đất Bắc từ thuở xa xưa vốn sống bằng nghề nông, gia súc trong nhà kể cả con gà là một tài sản quý giá của dân quê. Gà, nhất là gà mái rất quý vì vừa cho thịt vừa đẻ trứng cho chủ, gà trống còn quí hơn vì vừa là vật gây giống vừa là đồng hồ báo thức cho con người. Nhà có sân to, vườn rộng hay mái tranh vách đất cũng thường nuôi thêm một hay vài con gà. Cái lợi là mỗi khi có khách quý phương xa hay lúc giỗ chạp Tết nhất thì trước nhất có thịt để cúng ông bà hay đãi khách, sau là thịt thà cả nhà cùng hưởng. Vì thế kẻ nào nỡ lòng muốn ăn mà không chịu nuôi, bắt trộm hay đánh cắp con gà của người ta sẽ khiến chủ nó rất căm giận.
Mỗi chiều khi rải thóc ra sân, đếm gà thấy lạc hay mất một con, bà chủ bầy gà thường lịch sự lên tiếng rao, vọng sang hàng xóm:
- Nhà tôi vừa lạc con gà trống, ai thấy xin đuổi giúp về cho tôi!
Buổi tối vẫn không thấy về. Sáng sớm hôm sau, bà chủ gà lại rao rất lễ độ lần nữa. Rao đến ngày thứ nhì, đã thấy khó tìm được con gà rồi, bà ta lại rao gắt gao hơn nữa:
- Con gà của tôi nuôi bằng gạo, bằng thóc, mất tiền mua. Vậy ai bắt con gà xin trả lại, không thì tôi chửi đấy nhé!
Rao như thế hai lần nữa không thấy gà về, là chiều hôm ấy bắt đầu bà con láng giềng được nghe trọn vẹn bài ca mất gà. Bài chửi kẻ trộm hay ăn cắp gà có vần có điệu hẳn hoi khiến lời chửi tiếng rủa trở thành một áng văn chương dân gian độc đáo được truyền tụng đến tận hiện giờ:
“Cha Cao Tằng Tổ Khảo, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Dì Tỉ Muội thằng cha mày đã bắt con gà nhà tao!
Con gà ở nhà tao là con gà, con qué. Nó về nhà mày là con Cú, con Cáo. Nó mổ gan, lòi ruột những đứa ăn miếng thịt gà nhà tao.. Nó là thần Nanh, đỏ Mỏ rút gan, rút ruột nhà mày ra. Mày không thả con gà nhà bà ra, bà đóng ghế 3 tháng 10 ngày, buổi sáng bà chửi, buổi tối bà chửi, buổi trưa bà hú, bà nguyền, bà rủa cho cây vàng lá, cho quả chột thui, cho Thần Trùng đến rút từng khúc ruột của Cha Ông, vợ con nhà mày ra!
Tao hú 3 hồn, 7 vía thằng đàn ông, 3 hồn 9 vía con đàn bà đã bắt con gà nhà tao. Tao gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cầm cờ đỏ đứng sau nhà, ông cầm cờ vàng bên hữu, ông cầm cờ trắng bên tả yểm cho nhà mày đẻ con ra thì ngược, sinh cháu ra thì ngang vì đã dám ăn con gà nhà tao!...”
Chửi đến mức đó ta dám nghĩ rằng chẳng người nào chửi văn chương, nghĩa lý, đau thương, uất hờn bằng bà Việt Nam mất gà! Chả biết có nên hãnh diện không?»
«Tiên sư đứa nào bắt mất con gà nhà bà. Gà ở nhà bà là con công con phượng, gà về nhà mày thành con cáo con hâu. Bà … bà…bà… (U ơi! cho con xin chén trà để con chửi tiếp)... Bà chửi theo kiểu toán học cho mà nghe nhá…Bố mày là A, mẹ mày là B. Bà cho vào ngoặc bà khai căn cả họ nhà mày… Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu…
Bà khai căn cả họ nhà mày, xong rồi bà tích phân n bậc, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà đạo hàm n lần.
Ái chà chà…mày tưởng à. Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à…..Bà là trị cho tuyệt đối hết cả họ 9 đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi…Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng, sẽ gặp tai ương đến dương vô cùng, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm… Ờ nhỉ, thôi, hôm nay thứ 7, bà nghỉ, ngày mai bà chửi tiếp.
À, mày chơi toán học với bà à…(U cho con xin thêm chén nước ạ ..Thằng khốn ấy nó là tiến sĩ toán lý, không chửi bằng toán học thì không xong với nó u a…Vâng vâng, u rót cho con đầy đầy vào, nữa đi…để con lấy hơi chửi tiếp, con sẽ chửi từ số học lên tích phân, xuống đại số rồi sang hình học cho u xem…)
Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết đấy phỏng ? Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà,…mày về mày vỗ béo để nhồi đường cong cho con vợ mày, à à, mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi."
Có thể nói trong việc ''chửi nhau'' người Việt cũng chửi một cách rất cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ, không chỉ là chửi mà cả cách thức chửi, dáng điệu chửi..cũng mang tính nhịp điệu. Với lối chửi có vần điệu, cấu trúc chặt chẽ, người Việt có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc đáo mà có không dân tộc nào trên thế giới có được.
Cảm ơn tác giả.
ReplyDelete:D
Delete