Skip to main content

Posts

Showing posts from June, 2017

Con sâu qua sông bằng cách nào?

Trong một giờ sinh vật học, thầy giáo hỏi học trò của mình: “Các em có biết loài sâu qua sông bằng cách nào không?”  Một cậu học trò đưa ra 3 đáp án: 1. “Con sâu đi qua cầu,” thầy giáo lắc đầu nói rằng : “không có cầu.” 2. “Con sâu nằm trên lá qua sông”, thầy giáo nói rằng “Chiếc lá bị nước cuốn trôi đi rồi.” 3. “Con sâu bị chim nuốt vào trong bụng bay qua sông”, thầy giáo bèn nói rằng “như vậy, nếu sâu chết rồi sẽ mất đi ý nghĩa của việc qua sông”. Vậy thì con sâu sẽ qua sông bằng cách nào đây? Thầy giáo đã trả lời các học trò của mình: con sâu nếu muốn qua sông, thì chỉ có một cách, đó là biến thành bươm bướm. Trước khi sâu biến thành bướm phải trải qua giai đoạn khó khăn, nó ở trong cái kén, ban ngày cũng như ban đêm, không ăn không uống. Nỗi khổ này phải trải qua một thời gian rất dài. Có lẽ mỗi người chúng ta cũng giống như con sâu đó vậy, trong chặng đường cuộc sống đều sẽ gặp phải những khó khăn, thất bại, có người đối mặt với những khó khăn thì bi qu...

Thế giới này đâu thuộc về chúng ta

Nhà vua của một vương quốc nọ vốn là một vị vua anh minh. Một ngày, Ông bị lâm vào những mất mát cá nhân đến nỗi sầu muộn quên cả dân chúng, quên cả trách nhiệm trị vì đất nước. Thậm chí có lúc ông muốn quyên sinh. Một ngày nọ, có một vị thiền sư tới trước cửa cung điện của nhà vua. Không một người lính gác nào chặn ông lại khi ông bước vào và tiến gần nhà vua đang ngồi trên ngai vàng. Vua nhận ra có khách tới và lập tức hỏi: “Ngài cần gì? Ta có thể giúp gì được Ngài?” Vị thiền sư trả lời: “Ta cần một chỗ ngủ trong quán trọ này” Nhà vua quá đỗi ngạc nhiên nói: “Nhưng đây không phải là quán trọ! Ngài đang ở trong cung điện của ta, vua của vương quốc này!” Vị thiền sư điềm tĩnh nói: “Thưa quốc vương, tôi có thể hỏi ngài, chủ trước của cung điện này là ai không?” Nhà vua đáp: “Là cha ta. Ông ấy mất nhiều năm rồi.” Vị thiền sư lại hỏi tiếp: “Và ai là chủ trước của nó, trước cha ngài?” “Là ông nội ta. Ông ấy cũng đã mất.” Vị thiền sư điềm tĩnh giải thích: “Như v...

Chiếc taxi “5 sao” và bài học thay đổi cuộc sống

Tại một thành phố nước Mỹ, có một vị trung niên bắt taxi đến sân bay. Sau khi lên xe, hành khách phát hiện chiếc xe này không chỉ vẻ ngoài bắt mắt, bố trí trong xe cũng rất ngăn nắp và trang nhã. Tài xế trang phục chỉnh tề, xe vừa chạy, liền nhiệt tình hỏi độ ấm trong xe có thích hợp không? Lại hỏi hành khách muốn nghe nhạc hay radio? Hành khách lựa chọn nghe nhạc và một đoạn hành trình thoải mái bắt đầu. Khi xe dừng trước một đèn đỏ, lái xe quay đầu cho vị khách biết trên xe có tờ báo buổi sáng và tạp chí định kỳ, phía trước có một tủ lạnh nhỏ, trong tủ lạnh có nước trái cây và cocacola, có thể tự lấy dùng, nếu muốn uống cafe, bên trong bình thủy có cafe nóng. Sự phục vụ đặc biệt này khiến vị khách thực sự ngạc nhiên, ông không khỏi nhìn vị tài xế thắc mắc, vẻ mặt vị tài xế như ánh mặt trời ấm áp bên ngoài khung cửa. Trầm mặc một lúc, tài xế chủ động mở lời: “Tôi là một người không chỗ nào không nói chuyện, nếu anh muốn nói chuyện phiếm, ngoại trừ chính trị và tôn giáo,...

Con bạn khó dạy và xấu tính, Tại sao ?

Trẻ không nghe lời, xấu tính, đi ngược lại những gì mà các bậc phụ huynh mong muốn khi giáo dục con mình có thể do 10 lỗi dạy con hết sức tai hại mà nhiều người không để ý này. 1. Nếu con bạn hay giấu diếm và thiếu niềm tin vào người khác, có thể bởi vì bạn rất dễ nổi cáu . Trái với tác dụng răn đe mà các bậc làm cha, làm mẹ mong muốn, đòn roi hay những lời quát mắng nặng nề lại mang đến nguy cơ tăng động, dễ nổi nóng và nhiều biểu hiện tiêu cực khác ở trẻ. 2. Nếu con bạn nhút nhát và thường do dự, có thể bởi bạn đã cố giúp con những việc mà con có thể tự làm. Bạn luôn mong muốn con cái được bằng bạn bằng bè, nên thường đáp ứng mọi nhu cầu của con dù đúng hay sai Tuy nhiên không nên mềm lòng trước mọi yêu cầu thậm chí là yêu sách của con. Việc đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ chỉ khiến trẻ cảm thấy mọi thứ có được đều dễ dàng, trẻ không còn cảm thấy quý trọng. 3. Nếu con nói dối bạn, có thể bởi vì bạn đã phản ứng quá khắc nghiệt khi con mắc lỗi. Người xưa có câu: ...

Sống như hòn đá hay cục gạch?

Truyền thuyết kể rằng, Lão Tử cưỡi trâu xanh qua ải Hàm Cốc, khi đến phủ Hàm Cốc, ngài đã lưu lại cho phủ doãn 5000 chữ “Đạo Đức Kinh”. Lúc bấy giờ, một cụ già tóc bạc da hồng hào huênh hoang đến phủ tìm ngài. – Nghe nói tiên sinh học rộng tài cao, xin lão tiên sinh hãy chỉ giáo cho tôi chuyện này. Ông cụ đắc ý nói: “Tôi năm nay đã 106 tuổi. Nói thực, từ khi thiếu niên đến giờ, ngày nào cũng sống an nhàn. Người bằng tuổi với tôi đều chết cả, họ khai khẩn hàng trăm mẫu đất, ruộng vườn mênh mông cuối cùng lại không còn gì, xây hàng trăm mét tường thành nhưng đâu được hưởng thụ tiếng lộc cộc xe ngựa đi trên đó, xây bốn căn nhà nhưng lại chôn thân nấm mồ nơi ngoại ô hoang vu. Còn tôi, cả đời không phải gặt cũng không phải cấy, nhưng vẫn có ngũ cốc để ăn, tuy không xây nhà gạch, nhưng vẫn có căn nhà che mưa che nắng. Tiên sinh, liệu có phải bây giờ tôi có thể cười cho cuộc đời vất vả bận rộn của họ chứ, lao lực cả đời chẳng thu hoạch được gì, chỉ là đổi lại khiến bản thân chết tr...

Thất bại vì ưu thế! Càng thành thạo, càng phải thận trọng

3 người cùng ra khỏi cửa, một người cầm theo ô, một người cầm theo gậy ba toong, một người đi tay không.  Khi trở về nhà, người cầm ô bị ướt nhẹp khắp người. Người cầm gậy ba toong ngã bị thương, chỉ có người thứ ba bình yên vô sự.  Thì ra, khi mưa rơi, người cầm ô vì nghĩ đã có ô nên cứ thế mạnh dạn đi nên mới bị ướt.  Lúc đi vào con đường đất trơn, người cầm gậy ba toong chắc chắn trong tay nghĩ rằng mình sẽ chẳng sao nên cũng mạnh dạn tiến bước và rồi bị ngã sau đó.  Người thứ ba chẳng mang theo thứ gì, thấy mưa to thì trú, đường trơn trượt thì bước đi thận trọng nên không gặp sự cố gì.  Trang Tử nói rằng người cưỡi ngựa giỏi chết vì ngựa, kẻ bơi lội giỏi chết vì đuối nước, người thiện chiến chết vì bị giết. Có những lúc, càng ở những điểm mạnh, con người càng dễ gặp chuyện bất trắc, tất cả chỉ vì sự chủ quan, thiếu thận trọng mà thôi.

Thế nào là Thua và thắng?

Có một hòa thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về, ông phát hiện cậu thiếu niên nọ đã bắt được một con bướm và đang cố gắng khom hai bàn tay lại để giữ cho nó khỏi bay. Nhìn thấy người tu hành, cậu cất lời: "Hòa thượng, cháu và ngài đánh cược một ván được không?" Hòa thượng hỏi lại: "Cược thế nào?" "Ngài đoán xem con bướm trong tay cháu sống hay chết? Nếu ngài đoán sai, bó củi sẽ thuộc về cháu", – cậu thiếu niên trả lời. Vị hòa thượng nọ đồng ý và đoán: "Con bướm trong tay cháu chết rồi." Cậu thiếu niên cười lớn đáp: "Ngài đoán sai rồi." Nói đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong bay lên. Hòa thượng nói: "Được, gánh củi này thuộc về cháu." Nói xong, ông đặt gánh củi xuống, vui vẻ bước đi. Cậu thiếu niên không biết vì sao hòa thượng lại có thể vui vẻ đến như vậy nhưng nhìn gánh củi trước mặt, cậu ta cũng không để tâm lắm mà vui vẻ gánh gánh củi về nhà. Nhìn thấy con về, người cha liền hỏi số củi đó ở đâ...

Vươn lên sau vấp ngã

Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer). Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống hòng chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này. Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của những người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh. Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng...

Bọ cạp và thiền sư

Một vị thiền sư nhìn thấy một con bọ cạp rơi xuống nước, ông quyết định sẽ cứu nó. Ai ngờ vừa chạm vào, thiền sư đã bị con vật cắp vào tay.  Thiền sư không vì sợ hãi mà từ bỏ ý định, tiếp tục đưa tay ra vớt con bọ cạp lên nhưng ông vẫn bị tấn công.  Thấy vậy, một người đứng cạnh mới hỏi: "Nó đã cắp vào tay ông như vậy, sao ông còn cố cứu nó?"  "Cắp người là thiên tính của bọ cạp còn thiện là thiên tính của tôi. Tôi nào có thể vì thiên tính của nó mà từ bỏ thiên tính của mình." – thiền sư đáp.  Thà chấp nhận thiệt thòi đau khổ chứ không thể dễ dàng thay đổi sự lương thiện trong nội tâm. Đây chính là cái gọi là từ bi bác ái của vị thiền sư.

Bản thân và người khác

Một thiếu niên hỏi đạo trưởng: "Thưa thầy, con xin được hỏi làm thế nào mới có thể biến thành một người bản thân luôn vui vẻ và cũng có thể mang niềm vui đến cho người khác?"  Đạo trưởng cười: "Đầu tiên, phải ‘coi mình là người khác’ đó là ‘vô ngã’; tiếp đến, phải ‘coi người khác là mình’, đó là ‘từ bi’; sau đó, phải ‘coi người khác là người khác’, đó là ‘trí tuệ’; cuối cùng, phải ‘coi mình là chính mình’, đó là ‘tự nhiên’."  Nhận thức được 4 mối quan hệ được hình thành nên giữa "mình" và "người", cảnh giới của tam giáo Thích- đạo- nho nằm ở trong đó.

Gạo vẫn là gạo

Một thanh niên thỉnh giáo vị đạo sĩ: "Sư phụ, có người nói con là thiên tài, cũng có người mắng con là ngốc nghếch, ý kiến của thầy thế nào ạ?"  "Vậy con đánh giá mình thế nào?" – vị đạo sĩ hỏi lại.  Người thanh niên nọ vẻ mặt ngơ ngác.  "Ví dụ một cân gạo, trong mắt người làm bánh thì nó là bánh nướng, trong mắt người nấu rượu thì nó là rượu, trong mắt người ăn xin thì đó là một bữa cơm cứu mạng. Còn gạo thì vẫn là gạo mà thôi."  Đạo sĩ nói đến đây, người thanh niên mới như vỡ ra nhiều điều.  Cách bạn đánh giá bản thân mình có vai trò quyết định đến giá trị của chính bạn.

Vàng hay bùn, thứ nào giá trị hơn?

Một cao tăng hỏi: Anh cho rằng một hạt vàng và một đống bùn, thứ gì tốt hơn?  Người cầu đạo đáp: "Tất nhiên là vàng rồi!"  Vị cao tăng mỉm cười, nói tiếp: "Vậy nếu anh là một hạt giống thì sao?"  Trên thế giới này không có cái gì là xấu, tốt tuyệt đối. Chỉ cần phù hợp với bạn sẽ là tốt nhất.

3 con chuột và cái chum mỡ

Có ba con chuột cùng nhau đi ăn trộm mỡ, thế nhưng chum mỡ quá sâu, mà mỡ lại tận dưới đáy chum, nên chúng chỉ có thể ngửi thấy mùi thơm của mỡ. Chỉ ngửi mà không được ăn khiến chúng vô cùng thèm muốn. Càng thèm muốn, chúng càng cảm thấy khó chịu và lo lắng, nhưng lo lắng lại không thể giải quyết được vấn đề, do đó, chúng tĩnh tâm lại và suy nghĩ. Cuối cùng, chúng đã nghĩ ra một cách rất hay, đó là một con chuột này cắn đuôi của con chuột khác, nối đuôi nhau xuống đáy chum ăn mỡ. Chúng cùng đi đến một đồng thuận rằng: chúng sẽ thay phiên nhau ăn mỡ, có phúc cùng hưởng và không ai được có những suy nghĩ ích kỷ. Con chuột thứ nhất là con chuột được đưa xuống ăn đầu tiên, nó nghĩ: “Mỡ chỉ có một tí như thế này mà mọi người lần lượt ăn thì chả bõ dính răng. Hôm nay coi như mình may mắn, mặc kệ bọn chúng mình cứ đánh no nê cái đã”. Con chuột thứ hai ở giữa thì lại nghĩ: “Mỡ bên dưới chả có là bao, lỡ may con chuột thứ nhất kia ăn hết thì hóa ra mình không được cái gì à? Mình ...

Cây du sống sót trong đại dịch nhờ vết thương sâu hoắm

Có một chủ nông trại nọ vì muốn tiện cho việc nhốt trâu nên đã thiết kế một vòng thép vòng quanh thân cây du. Theo thời gian, cây du lớn lên và chiếc vòng sắt kia mỗi lúc một thít chặt vào thân cây, để lại một vết thương sâu hoắm. Có một năm, địa phương đó bỗng dưng bùng phát một dịch bệnh lạ trên thực vật, trong vòng bán kính vài chục km, toàn bộ những cây xanh họ du đều đột ngột chết hết. Duy chỉ có cây du mang vết thương sâu trên thân là sống sót. Tại sao cây du ấy lại may mắn tồn tại? Câu hỏi này đã hấp dẫn các nhà thực vật học tại địa phương. Họ đã tổ chức một nhóm công tác đến tìm hiểu và nghiên cứu về hiện tượng lạ lùng này. Kết quả nghiên cứu đã khiến nhiều người ngạc nhiên: Chính vết thương trên thân đã giúp cây du sống sót qua dịch bệnh. Trong quá trình bị vòng sắt siết chặt vào thân cây, cây du đã hấp thụ một lượng sắt nhất định, nhờ đó nó mới có khả năng miễn dịch đặc biệt trước dịch bệnh. Không chỉ có cây cối mà con người cũng hệt như vậy! Trong cuộc ...