Skip to main content

Của ít, lòng nhiều


Một lần vị lão thiền sư dẫn theo một tiểu đồ đệ đi hoá duyên ở một vùng nọ. Trên đường, hai thầy trò họ gặp một bà lão ăn mày tàn tật, vị lão thiền sư nói với tiểu đồ đệ: “Con hãy lấy chút lương khô và số ngân lượng còn lại cho bà lão kia đi!”
Tiểu đồ đệ nghe xong, trong lòng cảm thấy không thoải mái, không tình nguyện nhưng vẫn miễn cưỡng làm theo lời lão thiền sư.
Lão thiền sư thấy vậy liền nói: “Sinh tử và công đức chỉ ở một niệm. Chỗ ngân lượng và lương khô này đối với chúng ta mà nói thì chẳng qua cũng chỉ là tạm thời duy trì cuộc sống mà thôi. Nhưng đối với thí chủ đây thì lại là vật cứu mạng đấy”.
Tiểu đồ đệ nghe xong, có điều hiểu có điều chưa hiểu liền nói: “Sư phụ dạy bảo, con xin ghi khắc trong tâm. Đợi đến lúc con tích được nhiều tài vật cho nhà chùa rồi, con nhất định sẽ cứu giúp những người dân nghèo khổ”.
Lão thiền sư nghe xong, không nói gì chỉ lắc đầu thở dài. Mấy năm sau, ông viên tịch và để lại cho tiểu đồ đệ một lá thư, trong lòng vẫn còn chút phiền muộn.
Tiểu đồ đệ sau này trông nom ngôi chùa và không ngừng quyên góp được nhiều tiền của. Từ một ngôi chùa nhỏ cũ nát, tiểu đồ đệ đã xây dựng thành một ngôi chùa rộng rãi, khang trang.
Tiểu đồ đệ nghĩ thầm: “Sau khi việc xây dựng hoàn tất, mình nhất định sẽ nghe theo lời dạy bảo của sư phụ đi cứu tế những người dân nghèo”.
Nhưng sau khi ngôi chùa được xây dựng xong, tiểu đồ đệ lại nghĩ: “Đợi đến khi ngôi chùa được mở rộng hơn nữa một chút, mình sẽ đi cứu tế làm việc thiện cũng không muộn!”
Thời gian thấm thoắt trôi qua, tiểu đồ đệ khi xưa đã trở thành một ông lão 80 tuổi, ngôi chùa đã trở thành một ngôi chùa trăm gian, tường vách sáng lạn. Nhưng mấy chục năm qua, tiểu đồ đệ luôn bận rộn với việc quyên góp tiền xây dựng chùa, quên mất việc cứu tế. Vì vậy, ông vẫn chưa thể làm được một việc thiện tích công đức nào.
Trước khi lâm chung, ông chợt nhớ đến bức thư của sư phụ năm xưa. Ông chậm rãi mở thư ra, chỉ một dòng chữ đập ngay vào mắt khiến ông chấn động: “Giúp người một lần, hơn hẳn tụng kinh 10 năm!”
Tiểu đồ đệ năm xưa không khỏi trào nước mắt và hối tiếc khôn cùng, nhưng ông đã không còn chút thời gian và sức lực nào để làm được việc cứu tế người khác nữa. Tiểu đồ đệ lâm chung, hai khóe mắt vẫn giàn giụa nước mắt.
Kỳ thực, việc giúp đỡ người khác không nhất thiết phải đợi đến lúc bản thân có đầy đủ khả năng, tiền bạc. Chúng ta phải biết rằng, cứu giúp người khác ngay cả khi mình chưa đủ khả năng mới thật ý nghĩa.
Làm việc thiện, giúp đỡ người khác là tùy thời, tùy chỗ mà thực hành chứ không phải đợi đến lúc mình có đủ khả năng. Rất nhiều khi chúng ta lấy “khả năng chưa đủ” để không giúp đỡ người khác, thực ra đó chỉ là một cái cớ để che giấu tâm ý thật của bản thân mà thôi!

Comments

Popular posts from this blog

Mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Mình góp ý nhé. Ý kiến của mình là như này, mình nói ra nếu có mất lòng anh em thì mình cũng chịu, tại vì mình cũng chỉ muốn đóng góp một chút ý kiến cho anh em biết là mình cũng là một người có ý kiến, mình là con người không thích nói dài dòng, chỉ đơn giản muốn góp ý kiến cho mọi người biết thôi, mong mọi người hãy hiểu và thông cảm cho mình, mình xin góp ý một ý kiến cực kì ngắn gọn cho anh em hiểu mình không muốn vòng vo, nói dài chỉ là một cái ý kiến ngắn gọn không cần dài. Đấy nói tóm lại là mình góp ý vậy thôi còn anh em hiểu hay không thì cũng không biết. Ai đang rảnh thì bỏ vài giây ra để đọc cmt này.... Để biết là mình có góp ý kiến. Mong ae hiểu vì mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Luật sư bán giếng

  Một luật sư đã bán cái giếng của mình cho một giáo sư. Hai ngày sau, luật sư đến gặp giáo sư và nói: "Thưa ông, tôi đã bán cho ông cái giếng, nhưng không kèm theo nước. Nếu ông muốn sử dụng nước, ông sẽ phải trả thêm phí". Giáo sư mỉm cười và nói: "Vâng, tôi sắp đến đón ông. Tôi định nói rằng ông nên lấy nước ra khỏi giếng của tôi, nếu không ông sẽ phải bắt đầu trả tiền thuê giếng từ ngày mai". Nghe vậy, luật sư trở nên lo lắng và nói: "Ồ, tôi chỉ đùa thôi"! Giáo sư cười và nói: "Đây là cách những người như ông trở thành luật sư sau khi học với chúng tôi".

4 người vợ của nhà Vua

  Một người đàn ông chưa thành Vua cũng “có thể có“ hình bóng của 3 người phụ nữ Đó là: - Một Thiếu phụ chính chuyên “để quán xuyến“ nơi hậu trường. - Một Giai nhân sắc sảo “để sát cánh “nơi thương trường. - Và một Cô em nhí nhảnh “để nhảy nhót “nơi vũ trường. Người thứ nhất có thể sát cánh với anh nơi thương trường và người thứ hai có thể nhảy nhót với anh nơi vũ trường chứ người thứ ba “thì không thể “ quán xuyến hậu trường cho anh được.Và khi anh chết rất “ có thể “người thứ hai sẽ đến dự đám ma còn người thứ ba thì “không thể “xuất đầu lộ diện Ông ấy đặc biệt trân trọng người vợ thứ tư của mình. Ông ấy đã tặng cô ấy những món quà xa hoa, trang sức quý hiếm, quần áo xa hoa. Cô ấy xinh đẹp, thanh lịch, và ông ấy muốn điều tốt nhất cho cô ấy. Ông ấy cũng yêu người vợ thứ ba của mình, người mà ông ấy nghĩ là tuyệt vời. Ông ấy thích khoe cô ấy trước đám đông, trưng bày cô ấy ở các buổi dạ hội. Nhưng sâu thẳm, ông ta sợ rằng một ngày nào đó cô ta sẽ bỏ ông ta theo một vị vua khác. Ôn...