Skip to main content

Điển tích : bạn bè sống chết có nhau


Phạm Thức thời Đông Hán, tự Cự Khanh, là người huyện Kim Hương quận Sơn Dương, bạn thân với Trương Thiệu, người quận Nhữ Nam. Trương Thiệu, tự Nguyên Bác, là bạn học trường Thái học khi ở kinh thành. Thế rồi khi Phạm Thức xin nghỉ trở về nhà, chàng nói với Trương Thiệu: “Sau hai năm, tôi sẽ quay lại thăm song thân của huynh, thăm con của huynh”. Rồi họ cùng hẹn ngày cụ thể.

Sau đó, khi ngày hẹn sắp đến, Trương Thiệu mới mang sự việc nói cho mẫu thân rồi nhờ đến ngày đó chuẩn bị bữa ăn đón Phạm Thức. Mẫu thân Trương Thiệu nói: “Đã thời gian hai năm, lại khoảng cách ngàn dặm, làm sao con có thể tin đây là sự thật?”
Trương Thiệu thưa: “Cự Khanh là người trọng chữ tín, chắc chắn không thể làm khác được”.
Người mẹ nói: “Nếu là thế thì ta phải ủ rượu cho các con”.
Đến ngày hẹn, quả nhiên Phạm Thức đến đúng như lời hẹn. Trước tiên Phạm Thức ra mắt chào mẹ của Trương Thiệu rồi mới cùng bạn nhâm nhi rượu, họ đàm đạo chung vui hết mực mới chia tay từ biệt.
Rồi đến một ngày Trương Thiệu lâm trọng bệnh, bệnh đến không thể đứng dậy nổi, hai người bạn cùng quận là Chất Quân Chương và Ân Tử Chinh chăm sóc cho Trương Thiệu từ sáng đến tối.
Khi Trương Thiệu sắp chết thì than thở: “Đáng tiếc là tôi không thể nói lời từ biệt với người bạn sinh tử có nhau”.
Ân Tử Chinh nói: “Tôi và Chất Quận Chương đối với huynh tận tâm tận lực, chúng tôi chẳng phải bạn sinh tử với huynh sao, huynh còn muốn gặp ai nữa?”.
Trương Thiệu nói: “Giống như hai huynh thì chỉ là bạn khi tôi còn sống thôi, còn Phạm Cự Khanh người quận Sơn Dương mới là bạn cùng sinh tử”. Thế rồi sau một lúc thì Trương Thiệu qua đời.
Ở nơi xa, Phạm Thức bỗng nhiên mơ thấy Trương Thiệu mặc lễ phục màu đen, cái mũ thì không buộc ngay ngắn làm dây mũ rủ xuống, miệng gọi to: “Cự Khanh, tôi đã chết vào ngày đó, chôn vào ngày đó, đã sắp vĩnh viễn nằm dưới đất rồi, nếu huynh không quên tôi thì đến tạm biệt tôi đi?”.
Phạm Thức bừng tỉnh, nét mặt đầy đau khổ, nước mắt chảy ròng xuống, vội mặc y phục để tang rồi cưỡi ngựa phi vội đến chịu tang.
Trong khi Phạm Thức chưa đến nơi thì xe tang chở Trương Thiệu đã khởi hành, rồi nhanh chóng tới huyệt mộ. Nhưng khi chuẩn bị cho quan tài hạ huyệt thì lại không thể đưa lên trước được. Thân mẫu Trương Thiệu sờ vào quan tài nói: “Nguyên Bác, con đang chờ gì thế?”. Thế rồi họ cho quan tài ngừng lại.
Trong thoáng chốc mọi người chợt thấy có người cưỡi ngựa trắng đang chạy vội tới. Mẹ của Trương Thiệu nhìn thấy liền nói: “Chắc chắn là Phạm Cự Khanh”. Quả nhiên không sai, Phạm Thức vội vã chạy đến cúi lạy chia buồn, anh nói: “Đi thôi Nguyên Bác, người sống và người chết không thể cùng đường, chúng ta vĩnh biệt từ đây”.
Những người tham gia tang lễ chứng kiến cảnh ly biệt của họ đều rơi nước mắt. Thế rồi Phạm Thức liền cầm dây thừng kéo quan tài về phía trước, lúc này quan tài mới từ từ chuyển động.

Câu chuyện này có ghi trong sách (Tam ngôn lưỡng phách), bộ tiểu thuyết đoản thiên nổi tiếng thời nhà Minh. Dù kết thúc có điểm không giống nhau, nhưng tinh thần của người xưa với lời hẹn ước rất đáng để chúng ta học tập.

Comments

Popular posts from this blog

Mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Mình góp ý nhé. Ý kiến của mình là như này, mình nói ra nếu có mất lòng anh em thì mình cũng chịu, tại vì mình cũng chỉ muốn đóng góp một chút ý kiến cho anh em biết là mình cũng là một người có ý kiến, mình là con người không thích nói dài dòng, chỉ đơn giản muốn góp ý kiến cho mọi người biết thôi, mong mọi người hãy hiểu và thông cảm cho mình, mình xin góp ý một ý kiến cực kì ngắn gọn cho anh em hiểu mình không muốn vòng vo, nói dài chỉ là một cái ý kiến ngắn gọn không cần dài. Đấy nói tóm lại là mình góp ý vậy thôi còn anh em hiểu hay không thì cũng không biết. Ai đang rảnh thì bỏ vài giây ra để đọc cmt này.... Để biết là mình có góp ý kiến. Mong ae hiểu vì mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn!

  Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn! Đàn ông chọn cha (gia đình) Đàn bà chọn con Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hy sinh cho con mình Ngược lại người đàn ông có thể bỏ vợ bỏ con chứ không thể bỏ cha mẹ. Một bức ảnh trần truồng lột tả vẻ sơ khai bản năng ngàn đời. Một đạo lý trên đời này, con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người: - NGƯỜI SINH RA MÌNH - NGƯỜI MÌNH SINH RA Trên đời này ai cũng sẽ phải chết đi, cha mẹ già rồi cũng bỏ ta ra đi. Vậy sao người đàn ông lại chọn cứu cha mình mà bỏ rơi tính mạng con mình. Vậy là sai hay đúng? Còn người phụ nữ thà hi sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn. Còn người đàn ông, họ luôn nghĩ, không lấy được người này họ sẽ lấy người khác, và đứa con này mất đi họ vẫn sẽ có đứa khác, nhưng cha mẹ thì không. Họ không...

ĐỪNG TRANH CÃI VỚI CON LỪA

  Con lừa nói với con hổ: - "Cỏ màu xanh lam". Con hổ đáp: - "Không, cỏ xanh lục." Cuộc thảo luận nóng lên, và cả hai quyết định đưa nhau ra phân xử, và vì điều này, họ đi tới con sư tử, Vua rừng. Ngay trước khi đến khu rừng phát quang, nơi con sư tử đang ngồi trên ngai vàng của mình, con lừa bắt đầu hét lên: - “Thưa điện hạ, có phải cỏ là màu xanh lam không?”. Sư tử đáp: - "Đúng vậy, cỏ là màu xanh lam." Con lừa vội vàng và tiếp tục: - “Con hổ không đồng ý với tôi, mâu thuẫn và làm phiền tôi, hãy trừng phạt nó.” Sau đó nhà vua tuyên bố: - "Con hổ sẽ bị trừng phạt 5 năm im lặng." Con lừa vui vẻ nhảy lên và tiếp tục con đường của mình, bằng lòng và lặp lại: - “Cỏ xanh lam”… Con hổ chấp nhận hình phạt của anh ta, nhưng trước khi đi, anh ta hỏi sư tử: - "Bệ hạ, tại sao lại phạt ta ?, rốt cuộc cỏ cũng xanh lục." Sư tử đáp: - "Trên thực tế, cỏ là màu xanh lục." Con hổ hỏi: - “Vậy tại sao Ngài lại trừng phạt tôi?”. Sư tử đáp: - “Điề...