Skip to main content

“Ông ấy luôn đúng” - chuyện cổ tích Đan Mạch

Một cặp vợ chồng già, nghèo khổ sống ở nông thôn. Một hôm, họ muốn đem con ngựa là thứ đáng giá nhất trong nhà đến chợ để đổi món đồ khác có giá trị sử dụng hơn. 
Bà lão nói với ông lão: “Hôm nay trên thị trấn có phiên chợ, ông đem con ngựa này bán lấy ít tiền, hoặc đổi lấy thứ gì khác cũng được, ông cứ quyết định, việc ông làm luôn đúng”.
Nói xong, bà giúp ông chỉnh chu quần áo, buộc nơ hình con bướm rất đẹp, rồi dịu dàng hôn lên má ông lão. Ông lão cứ như vậy mang theo lời nhắc nhở ân cần của vợ mà lên đường.
Đến phiên chợ, đầu tiên ông đổi con ngựa của mình lấy một con bò cái của người khác, sau đó lại đổi con bò cái lấy một con dê, rồi lại đổi con dê lấy một con ngỗng mập, rồi đổi ngỗng lấy gà mái, cuối cùng đổi con gà mái lấy một túi táo lớn đã bắt đầu hư thối.
Trong mỗi lần trao đổi, ông lão luôn nghĩ rằng mình làm đúng theo yêu cầu của vợ, nhất định sẽ làm cho bà ngạc nhiên.
Khi ông lão mang túi táo hỏng đến một quán rượu nhỏ nghỉ chân, thì gặp hai người Anh Quốc giàu có. Ông dương dương đắc ý kể chuyện mình đi chợ đổi đồ như thế nào cho họ nghe. 
Hai người Anh nghe xong cười ha hả, nói ông trở về nhất định sẽ bị vợ chửi cho một trận. Ông lão khăng khăng nói tuyệt đối không thể: “Tôi sẽ được một nụ hôn, chứ không phải bị chửi, vợ của tôi sẽ nói tôi làm luôn đúng”.
Thế là hai người Anh Quốc kia đặt cược một đấu tiền vàng, rồi cả ba người cùng về nhà ông lão.
Điều làm cho hai người Anh há hốc miệng chính là: Bà lão một mực vui vẻ lắng nghe ông lão kể chuyện đi chợ. Mỗi khi nghe ông lão đổi cái này lấy cái kia, bà đều khâm phục biểu lộ vẻ tán thành. 
Khi bà biết rõ ông lão cuối cùng đổi lấy một túi táo nát, bà vẫn vui vẻ nói: “Tôi muốn kể với ông một chuyện. Ông biết không, hôm nay sau khi ông đi, tôi định đêm nay sẽ nấu một món gì đó ngon một chút cho ông ăn. Tôi nghĩ tốt nhất là tráng trứng gà thêm ít rau thơm.
Nhà đã có trứng gà, nhưng không có rau thơm, thế là tôi đi tới nhà thầy giáo ở trong xóm xin rau thơm, tôi biết nhà họ có trồng. Nhưng bà vợ ông thầy giáo là một người rất keo kiệt. Tôi nói là muốn xin một ít rau, bà ấy nói với tôi: ‘Rau trong vườn nhà tôi còn rất nhỏ không hái được, thậm chí cả một quả táo thối cũng không cho được’. Nhưng bây giờ tôi có thể cho bà ấy 10 quả, thậm chí cả túi táo này. Ông lão à, thật là buồn cười!”
Bà lão nói.“Cám ơn ông, ông chồng tốt bụng của tôi!”. Nói xong liền hôn lên má ông một cái rất kêu.
Hai người Anh Quốc thật lòng khâm phục, đưa túi tiền cho ông lão. Bởi vì rõ ràng ông lão thực hiện một cuộc trao đổi thua lỗ, nhưng lại không bị mắng chửi, còn được một nụ hôn và sự tán thưởng của vợ.
Chuyện cổ tích “Ông ấy luôn đúng” mang một ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở các cặp vợ chồng một đạo lý: Yêu một người, thì hãy khen ngợi thật nhiều, tán thành họ, dù cho đối phương có làm gì sai, hãy thành tâm động viên, ủng hộ họ, không nên tự cho mình là thông minh mà làm người kia tổn thương. Vợ chồng cần phải tôn trọng lẫn nhau, tha thứ cho nhau, cùng nhau hưởng thụ cuộc sống. Như vậy, mới có thể hòa thuận đằm thắm, cuộc sống mới có ý nghĩa.
Đạo lý rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng chú ý đến. Chẳng hạn người chồng dùng tiền tiết kiệm của mình mua cho vợ một bộ quần áo, vợ lại phàn nàn bộ quần áo này khó coi, nói chồng tiêu tiền như nước, khiến cho cả hai không vui; hay vợ vất vả nấu một món ăn cho chồng, nghĩ chồng sẽ rất vui, chồng lại chê không ngon, làm cho vợ mất hết cảm xúc.
Ai cũng có thể nhận ra ông lão trong câu chuyện không phải phải một người thông minh tài giỏi. Vợ ông có đầy đủ lý do để phàn nàn, phàn nàn ông nghèo, phàn nàn ông ngu xuẩn… 
Nếu bà lựa chọn phàn nàn, tình cảm của bà và ông sẽ chẳng kéo dài được bao lâu, khiến cho cuộc sống đã nghèo còn thêm khổ, làm cho hai người càng tuyệt vọng. Bà không phàn nàn, mà vẫn vui vẻ tin tưởng ông, tôn trọng và tha thứ cho ông. Đây quả thật là một người phụ nữ vừa có trí tuệ vừa đáng yêu đáng để bao người học hỏi.

Comments

Popular posts from this blog

Mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Mình góp ý nhé. Ý kiến của mình là như này, mình nói ra nếu có mất lòng anh em thì mình cũng chịu, tại vì mình cũng chỉ muốn đóng góp một chút ý kiến cho anh em biết là mình cũng là một người có ý kiến, mình là con người không thích nói dài dòng, chỉ đơn giản muốn góp ý kiến cho mọi người biết thôi, mong mọi người hãy hiểu và thông cảm cho mình, mình xin góp ý một ý kiến cực kì ngắn gọn cho anh em hiểu mình không muốn vòng vo, nói dài chỉ là một cái ý kiến ngắn gọn không cần dài. Đấy nói tóm lại là mình góp ý vậy thôi còn anh em hiểu hay không thì cũng không biết. Ai đang rảnh thì bỏ vài giây ra để đọc cmt này.... Để biết là mình có góp ý kiến. Mong ae hiểu vì mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn!

  Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn! Đàn ông chọn cha (gia đình) Đàn bà chọn con Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hy sinh cho con mình Ngược lại người đàn ông có thể bỏ vợ bỏ con chứ không thể bỏ cha mẹ. Một bức ảnh trần truồng lột tả vẻ sơ khai bản năng ngàn đời. Một đạo lý trên đời này, con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người: - NGƯỜI SINH RA MÌNH - NGƯỜI MÌNH SINH RA Trên đời này ai cũng sẽ phải chết đi, cha mẹ già rồi cũng bỏ ta ra đi. Vậy sao người đàn ông lại chọn cứu cha mình mà bỏ rơi tính mạng con mình. Vậy là sai hay đúng? Còn người phụ nữ thà hi sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn. Còn người đàn ông, họ luôn nghĩ, không lấy được người này họ sẽ lấy người khác, và đứa con này mất đi họ vẫn sẽ có đứa khác, nhưng cha mẹ thì không. Họ không...

ĐỪNG TRANH CÃI VỚI CON LỪA

  Con lừa nói với con hổ: - "Cỏ màu xanh lam". Con hổ đáp: - "Không, cỏ xanh lục." Cuộc thảo luận nóng lên, và cả hai quyết định đưa nhau ra phân xử, và vì điều này, họ đi tới con sư tử, Vua rừng. Ngay trước khi đến khu rừng phát quang, nơi con sư tử đang ngồi trên ngai vàng của mình, con lừa bắt đầu hét lên: - “Thưa điện hạ, có phải cỏ là màu xanh lam không?”. Sư tử đáp: - "Đúng vậy, cỏ là màu xanh lam." Con lừa vội vàng và tiếp tục: - “Con hổ không đồng ý với tôi, mâu thuẫn và làm phiền tôi, hãy trừng phạt nó.” Sau đó nhà vua tuyên bố: - "Con hổ sẽ bị trừng phạt 5 năm im lặng." Con lừa vui vẻ nhảy lên và tiếp tục con đường của mình, bằng lòng và lặp lại: - “Cỏ xanh lam”… Con hổ chấp nhận hình phạt của anh ta, nhưng trước khi đi, anh ta hỏi sư tử: - "Bệ hạ, tại sao lại phạt ta ?, rốt cuộc cỏ cũng xanh lục." Sư tử đáp: - "Trên thực tế, cỏ là màu xanh lục." Con hổ hỏi: - “Vậy tại sao Ngài lại trừng phạt tôi?”. Sư tử đáp: - “Điề...