Thời thanh niên, một nhà văn đã từng vì thất tình mà ăn không ngon, ngủ không yên.
Vị thiền sư thấy vậy đã nói với nhà văn rằng: “Ngươi cần phải tu luyện!”
Nhà văn hỏi: “Tu luyện như thế nào ạ?”
Vị thiền sư trả lời: “Đói bụng thì ăn và buồn ngủ thì đi ngủ!”
Nhà văn hỏi lại: “Chẳng lẽ ăn cơm với đi ngủ cũng phải tu sao?”
Vị thiền sư nói: “Cũng là ăn cơm, cũng là ngủ nhưng lại có những kết quả khác nhau. Người phàm lúc ăn cơm, thì nhìn dọc nhìn ngang, nghĩ điều này nghĩ điều kia, trong đầu họ có vuôn vàn suy tính. Còn lúc ngủ thì mơ tưởng điên đảo, mơ cái này mơ cái kia, suy nghĩ đủ loại. Người tu luyện, thì khi ăn cơm chính là ăn cơm, khi ngủ chính là ngủ chứ không có suy nghĩ gì!”
Nhà văn hỏi: “Nhưng mà phải thế nào mới có thể làm được: “Đói bụng thì ăn cơm, buồn ngủ thì đi ngủ đây?”
Vị thiền sư nói: “Ngươi không thể thuận theo thời tiết, nhưng ngươi có thể cải biến tâm tình của mình. Ngươi không thể cải biến dung mạo, nhưng ngươi có thể nở một nụ cười tươi.”
“Cầu người không bằng cầu bản thân mình, cầu bản thân không bằng cầu tâm! Tâm – cần phải là một cái ao nước trong, khi ấy, bóng của núi, chim, hoa, cây cối hiện trên mặt nước mới đẹp! Như vậy thì ngày nào cũng là ngày đẹp, đêm nào cũng là đêm thanh, nơi nào cũng là đất lành, Pháp nào cũng là thiện Pháp, không có gì có thể làm mê mờ và vẩn đục chúng ta!”
Nhà văn nghe xong, đột nhiên đã hiểu ra và cảm thấy lòng nhẹ nhõm hơn.
Comments
Post a Comment