Skip to main content

Câu chuyện khỉ đánh cờ


Trên cao nguyên Thanh Tạng, tại một đỉnh núi cao sừng sững mây mù che phủ có một cây cổ thụ ngàn năm tuổi. Mỗi ngày, đều có hai tiên nhân thường du ngoạn đến đây, ngồi ở dưới bóng cây đánh cờ với nhau.
Một con khỉ sống ở trên núi sâu này thấy vậy vô cùng thích thú, nên đã lặng lẽ trốn trên cây cổ thụ rình coi hai tiên nhân đánh cờ. Cứ ngày này qua tháng khác, con khỉ thông minh nhanh trí này, dần dần hiểu và biết cách chơi cờ, cuối cùng học được bí quyết và cả những chiêu thức đánh cờ độc đáo của cả hai tiên nhân.
Sau này, có người dân vô tình nhìn thấy hai tiên đánh cờ, liền về kể lại với những người ở trong thôn, thế là một số người thích cờ, đã rất tò mò, liền leo lên đỉnh núi cao hy vọng được xem các tiên nhân đánh cờ. Nhưng, tiên nhân lại tránh trần, tuyệt tục, nên khi người dân chưa kịp đến họ đã rời đi rồi.
Khi những người này leo lên đến chỗ gốc cây, thì chỉ nhìn thấy bàn cờ đang dở dang còn ở đó, rồi họ tò mò tìm cách giải thế cờ trên bàn. Con khỉ ở trên cây thấy vậy vô cùng ngứa nghề, không thể nhịn được, đã nhảy từ trên cây xuống, rủ những người dân trong núi này đánh cờ. Khả năng đánh cờ của con khỉ cực kỳ cao siêu, thần bí khó lường. Những người ở đó đều không phải là đối thủ của nó.
Sau khi tin tức được truyền đi, các cờ thủ ở khu vực đó, đã không ngại núi cao hiểm trở, đua nhau lên núi để so tài đánh cờ với con khỉ, nhưng kết quả tất cả đều thua.
Quan trưởng trong vùng thấy chuyện này rất kỳ lạ, liền dùng con khỉ này làm cống phẩm hiếm quý, mang đến kinh thành, kính dâng lên hoàng đế triều Minh. Hoàng đế mệnh lệnh cho các quan văn võ tướng trong triều, đến để tỷ thí cờ với con khỉ, nhưng không một ai có thể địch lại nó.
Sau đó hoàng đế hạ chiếu trưng cầu tất cả cao thủ cờ trong nước về cung. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn các danh tướng cờ từ khắp nơi đã tiến về kinh thành, bọn họ lần lượt thi đấu với con khỉ, nhưng vẫn không ai có thể thắng nổi nó.
Trong lúc hoàng đế cảm thấy bất lực, thì những cận thần đã gợi ý nói: “Đại thần Dương Tĩnh, rất giỏi về cờ, mà lại còn là người trí tuệ phi phàm, sao bệ hạ không tìm ông ta đến thử?”.
Lúc đó Dương Tĩnh vì mắc tội nên đang phải ngồi tù, hoàng đế liền đặc xá cho Dưỡng Tĩnh ra khỏi tù, lệnh cho Dưỡng Tĩnh thi đấu một trận phân thắng bại với con khỉ.

Dương Tĩnh sau khi nhận lệnh, đã thỉnh cầu Hoàng đế ban cho ông một mâm đựng trái cây và mười mấy quả đào tiên, hoàng đế đồng ý. Trận đấu quyết định số phận của hai bên bắt đầu.
Dương Tĩnh để mâm trái cây ở bên cạnh mình. Sau đó, tâm khí bình hòa thi đấu với con khỉ. Khi con khỉ đi được vài nước cờ, liền nhìn vào những quả đào tươi, nắm tai gãi má thèm chảy cả nước miếng, làm cho nó không thể tập trung đánh cờ, kết quả đã bại dưới tay của Dương Tĩnh

Cảm ngộ:
Con khỉ đã học được thuật cờ thần bí của tiên nhân, bách chiến bách thắng. Nhưng, dùng một mâm đào đặt ở chỗ đối diện với con khỉ, làm nó sao lãng không thể tập trung tinh lực đánh cờ, cuối cùng nhận thất bại.
Câu chuyện này cho chúng ta thấy, kỹ thuật không thể quyết định tất cả, trí tuệ có thể bù đắp chỗ thiếu khuyết, nắm được điểm yếu của đối phương, thì người kém cỏi cũng có thể đánh bại cao thủ. Mà người cao siêu nếu bị lợi ích trước mắt dụ dỗ, không chuyên tâm nhất trí, thì cũng có thể bị người kém cỏi đánh bại.

Comments

Popular posts from this blog

Mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Mình góp ý nhé. Ý kiến của mình là như này, mình nói ra nếu có mất lòng anh em thì mình cũng chịu, tại vì mình cũng chỉ muốn đóng góp một chút ý kiến cho anh em biết là mình cũng là một người có ý kiến, mình là con người không thích nói dài dòng, chỉ đơn giản muốn góp ý kiến cho mọi người biết thôi, mong mọi người hãy hiểu và thông cảm cho mình, mình xin góp ý một ý kiến cực kì ngắn gọn cho anh em hiểu mình không muốn vòng vo, nói dài chỉ là một cái ý kiến ngắn gọn không cần dài. Đấy nói tóm lại là mình góp ý vậy thôi còn anh em hiểu hay không thì cũng không biết. Ai đang rảnh thì bỏ vài giây ra để đọc cmt này.... Để biết là mình có góp ý kiến. Mong ae hiểu vì mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn!

  Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn! Đàn ông chọn cha (gia đình) Đàn bà chọn con Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hy sinh cho con mình Ngược lại người đàn ông có thể bỏ vợ bỏ con chứ không thể bỏ cha mẹ. Một bức ảnh trần truồng lột tả vẻ sơ khai bản năng ngàn đời. Một đạo lý trên đời này, con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người: - NGƯỜI SINH RA MÌNH - NGƯỜI MÌNH SINH RA Trên đời này ai cũng sẽ phải chết đi, cha mẹ già rồi cũng bỏ ta ra đi. Vậy sao người đàn ông lại chọn cứu cha mình mà bỏ rơi tính mạng con mình. Vậy là sai hay đúng? Còn người phụ nữ thà hi sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn. Còn người đàn ông, họ luôn nghĩ, không lấy được người này họ sẽ lấy người khác, và đứa con này mất đi họ vẫn sẽ có đứa khác, nhưng cha mẹ thì không. Họ không...

ĐỪNG TRANH CÃI VỚI CON LỪA

  Con lừa nói với con hổ: - "Cỏ màu xanh lam". Con hổ đáp: - "Không, cỏ xanh lục." Cuộc thảo luận nóng lên, và cả hai quyết định đưa nhau ra phân xử, và vì điều này, họ đi tới con sư tử, Vua rừng. Ngay trước khi đến khu rừng phát quang, nơi con sư tử đang ngồi trên ngai vàng của mình, con lừa bắt đầu hét lên: - “Thưa điện hạ, có phải cỏ là màu xanh lam không?”. Sư tử đáp: - "Đúng vậy, cỏ là màu xanh lam." Con lừa vội vàng và tiếp tục: - “Con hổ không đồng ý với tôi, mâu thuẫn và làm phiền tôi, hãy trừng phạt nó.” Sau đó nhà vua tuyên bố: - "Con hổ sẽ bị trừng phạt 5 năm im lặng." Con lừa vui vẻ nhảy lên và tiếp tục con đường của mình, bằng lòng và lặp lại: - “Cỏ xanh lam”… Con hổ chấp nhận hình phạt của anh ta, nhưng trước khi đi, anh ta hỏi sư tử: - "Bệ hạ, tại sao lại phạt ta ?, rốt cuộc cỏ cũng xanh lục." Sư tử đáp: - "Trên thực tế, cỏ là màu xanh lục." Con hổ hỏi: - “Vậy tại sao Ngài lại trừng phạt tôi?”. Sư tử đáp: - “Điề...