Skip to main content

3 “cánh cửa” cuộc đời


Có một vị hoàng tử, trước khi bước chân lên hành trình cuộc đời đã hỏi thầy của mình là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rằng: “Đường đời trong tương lai của con sẽ thế nào thưa thầy?”
Đức Phật đáp: “Trên đường đời của mình, con sẽ gặp 3 cánh cửa, trên mỗi cánh cửa đều có viết một câu, đến lúc đó con sẽ hiểu. Khi con đã đi hết 3 cánh cửa đó, ta sẽ ở phía sau đợi con”.

Vị hoàng tử lên đường. Không lâu sau đó, người này đến được cánh cửa thứ nhất, trên đó có viết: “Thay đổi thế giới”.1507713707.png
Vị hoàng tử nghĩ: “Mình phải làm theo lý tưởng của mình, phải quy hoạch thế giới này, những việc chưa ưng ý, chưa vừa mắt, mình nhất định sẽ sửa đổi”. Và thế là vị hoàng tử bắt tay vào công việc của mình.
Vài năm sau đó, vị hoàng tử gặp cánh cửa thứ hai, trên đó viết: “Thay đổi người khác”.
Vị hoàng tử nghĩ: “Mình phải dùng tư tưởng tốt đẹp để dạy và cảm hóa mọi người, để tính cách, suy nghĩ của họ luôn hướng về những điều tích cực”. Nghĩ là làm, vị hoàng tử đã nhanh chóng thực hiện kế hoạch của mình.
Vài năm sau nữa, vị hoàng tử tiếp cận được cánh cửa thứ ba, trên đó viết: “Thay đổi bản thân”. Hoàng tử nghĩ: “Mình phải thay đổi để nhân cách của bản thân trở nên hoàn mỹ”. Mang theo quyết tâm đó, vị hoàng tử đã bắt tay vào việc thay đổi chính mình.
Về sau, hoàng tử gặp Đức Phật, ông hỏi Đức Phật rằng: “Con đã đi qua 3 cánh cửa cuộc đời, cũng đã nhìn thấy những hướng dẫn viết trên đó. Con đã hiểu ra rằng, thay đổi thế giới, không bằng thay đổi con người trên thế giới này, và thay đổi người khác, không bằng thay đổi chính bản thân mình”.
Đức Phật lúc này mới mỉm cười, nói: “Có lẽ bây giờ con nên quay trở lại, đi một lượt và quan sát thật kỹ 3 cánh cửa mà con đã gặp”.
Vị hoàng tử quay đầu lại, đi rất xa, ông nhìn thấy cánh cửa thứ 3 nhưng lần này, ông không nhìn thấy dòng chữ lúc trước nữa mà là một dòng chữ khác có nội dung: “Tiếp nhận bản thân”.
1507713707.png

Vị hoàng tử lúc này mới hiểu rằng khi thay đổi chính mình, tại sao ông luôn thấy tự trách mình và cảm thấy khổ sở.
Nguyên nhân là bởi: Vị hoàng tử không thừa nhận và chấp nhận nhược điểm của bản thân, thế nên ông luôn hướng sự quan tâm, ánh mắt của mình vào những việc mình chưa làm được mà vô tình bỏ qua những sở trường của mình.
Ngộ ra điều này từ cánh cửa thứ ba, vị hoàng tử bắt đầu học cách đánh giá cao bản thân, tiếp nhận những điểm yếu của chính mình.
Ông tiếp tục đi và gặp cánh cửa thứ hai. Tại đây, vị hoàng tử nhìn thấy dòng chữ: “Tiếp nhận người khác”.1507713707.png
Cũng phải đến lúc này, ông mới hiểu tại sao lâu nay mình luôn oán trách, không lúc nào cảm thấy hài lòng. Bởi lẽ vị hoàng tử đã từ chối chấp nhận sự tồn tại của cái gọi là khác biệt giữa mình và người khác, không sẵn sàng thấu hiểu và thông cảm cho sự khó khăn của người khác.
Bước qua cánh cửa thứ hai, vị hoàng tử quyết định học cách khoan dung cho tất cả những người xung quanh.
Tiếp tục đi, vị hoàng tử gặp lại cánh cửa thứ nhất, trên đó viết: “Tiếp nhận cả thế giới”.
Cũng phải đến lúc này, ông mới hiểu ra tại sao kế hoạch thay đổi thế giới của mình liên tục thất bại.
Bởi lẽ vị hoàng tử đã từ chối chấp nhận một hiện thực rằng có rất nhiều việc con người lực bất tòng tâm, ông luôn khống chế người khác mà quên mất rằng bản thân có thể làm được nhiều việc tốt hơn thế.
Và thế là, vị hoàng tử bắt đầu học cách nhìn thế giới, tiếp nhận thế giới với một trái tim bao dung.

Đến lúc này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đợi sẵn ở đó, ông nói với vị hoàng tử: “Ta nghĩ bây giờ con đã hiểu được thế nào là hài hòa và bình tĩnh”.

Comments

Popular posts from this blog

Mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Mình góp ý nhé. Ý kiến của mình là như này, mình nói ra nếu có mất lòng anh em thì mình cũng chịu, tại vì mình cũng chỉ muốn đóng góp một chút ý kiến cho anh em biết là mình cũng là một người có ý kiến, mình là con người không thích nói dài dòng, chỉ đơn giản muốn góp ý kiến cho mọi người biết thôi, mong mọi người hãy hiểu và thông cảm cho mình, mình xin góp ý một ý kiến cực kì ngắn gọn cho anh em hiểu mình không muốn vòng vo, nói dài chỉ là một cái ý kiến ngắn gọn không cần dài. Đấy nói tóm lại là mình góp ý vậy thôi còn anh em hiểu hay không thì cũng không biết. Ai đang rảnh thì bỏ vài giây ra để đọc cmt này.... Để biết là mình có góp ý kiến. Mong ae hiểu vì mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn!

  Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn! Đàn ông chọn cha (gia đình) Đàn bà chọn con Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hy sinh cho con mình Ngược lại người đàn ông có thể bỏ vợ bỏ con chứ không thể bỏ cha mẹ. Một bức ảnh trần truồng lột tả vẻ sơ khai bản năng ngàn đời. Một đạo lý trên đời này, con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người: - NGƯỜI SINH RA MÌNH - NGƯỜI MÌNH SINH RA Trên đời này ai cũng sẽ phải chết đi, cha mẹ già rồi cũng bỏ ta ra đi. Vậy sao người đàn ông lại chọn cứu cha mình mà bỏ rơi tính mạng con mình. Vậy là sai hay đúng? Còn người phụ nữ thà hi sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn. Còn người đàn ông, họ luôn nghĩ, không lấy được người này họ sẽ lấy người khác, và đứa con này mất đi họ vẫn sẽ có đứa khác, nhưng cha mẹ thì không. Họ không...

ĐỪNG TRANH CÃI VỚI CON LỪA

  Con lừa nói với con hổ: - "Cỏ màu xanh lam". Con hổ đáp: - "Không, cỏ xanh lục." Cuộc thảo luận nóng lên, và cả hai quyết định đưa nhau ra phân xử, và vì điều này, họ đi tới con sư tử, Vua rừng. Ngay trước khi đến khu rừng phát quang, nơi con sư tử đang ngồi trên ngai vàng của mình, con lừa bắt đầu hét lên: - “Thưa điện hạ, có phải cỏ là màu xanh lam không?”. Sư tử đáp: - "Đúng vậy, cỏ là màu xanh lam." Con lừa vội vàng và tiếp tục: - “Con hổ không đồng ý với tôi, mâu thuẫn và làm phiền tôi, hãy trừng phạt nó.” Sau đó nhà vua tuyên bố: - "Con hổ sẽ bị trừng phạt 5 năm im lặng." Con lừa vui vẻ nhảy lên và tiếp tục con đường của mình, bằng lòng và lặp lại: - “Cỏ xanh lam”… Con hổ chấp nhận hình phạt của anh ta, nhưng trước khi đi, anh ta hỏi sư tử: - "Bệ hạ, tại sao lại phạt ta ?, rốt cuộc cỏ cũng xanh lục." Sư tử đáp: - "Trên thực tế, cỏ là màu xanh lục." Con hổ hỏi: - “Vậy tại sao Ngài lại trừng phạt tôi?”. Sư tử đáp: - “Điề...