Skip to main content

Luận đàm về Thương hiệu

Như chúng ta đã biết, để một công ty thành công trong việc phát triển thương hiệu hay phát triển sản phẩm dịch vụ của mình ra thị trường thì cần phải có một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn người tiêu dùng. Nhưng trong thời đại cạnh tranh hiện nay, “một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn” không đủ.
Muốn “dẫn dắt” người tiêu dùng, một thương hiệu phải có một “lý tưởng lớn”, hay nói một cách khác, nó phải có một cách nhìn riêng, một quan điểm riêng của nó đối với thế giới, và phải có một cái nhìn vào bên trong thương hiệu của mình để tự hỏi “liệu thương hiệu (chứ không phải sản phẩm) của tôi sẽ đem lại điều gì tốt đẹp cho xã hội ?”. 
Thưở ban đầu, những lý tưởng lớn còn mang tính “chức năng”: Ford tin rằng nước Mỹ sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu không chỉ tầng lớp thượng lưu quí tộc mà mỗi gia đình Mỹ đều có một chiếc xe ô-tô (đó là lý do tại sao người ta gọi ông là người “dân chủ hóa” ngành xe hơi). Bill Gates tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như mỗi một người đều có một máy tính chứ không chỉ những viện nghiên cứu hay trường đại học. Viettel tin tưởng rằng Việt Nam sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như tất cả mọi người đều được dùng điện thoại di động. 
Nhưng càng về sau, những giá trị này càng mang tính tinh thần, hay “lợi ích cảm tính”: Starbucks tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người luôn có một nơi thứ ba để suy ngẫm. Fanta tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người lớn chậm đi và có nhiều thời gian hơn cho tuổi thơ. Louis Vuitton tin rằng con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu họ phục hưng sự lãng mạn của những chuyến du hành. Adidas tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người tin rằng không có gì không thể. 


Đó đều là những giá trị mang tính nhân văn, nhưng những giá trị mang tính nhân văn như vậy đều xuất phát từ hiểu biết sâu sắc của họ về những giá trị mà thế giới đang thiếu, chưa quan tâm hay đánh mất dần đi, đồng thời, những giá trị nhân văn này cũng giao thoa với những giá trị cốt lõi của thương hiệu mà họ sở hữu. 
Chúng ta giả sử một Doanh nghiệp A muốn phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình, họ tạo ra “một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn” và gắn liền Thương hiệu của mình với một " Đặc tính " nào đó . Nếu như coi " Đặc tính " là giá trị mà Doanh nghiệp A đưa tới cho xã hội thì cần phải đi tiếp một bước nữa sâu hơn: quan điểm về " Đặc tính " của Doanh nghiệp A là gì, lợi ích cảm tính mà " Đặc tính " này sẽ đóng góp cho xã hội là gì, và làm cách nào để  “thu hẹp hóa” và “cá biệt hóa” quan điểm của Doanh nghiệp A về " Đặc tính " đó?
Nhưng vấn đề ở chỗ, một “lý tưởng lớn” chỉ được mọi người tin, ủng hộ và cùng theo đuổi nếu như lời nói đi đôi với việc làm (walk the walk and talk the talk).

Comments

Popular posts from this blog

Mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Mình góp ý nhé. Ý kiến của mình là như này, mình nói ra nếu có mất lòng anh em thì mình cũng chịu, tại vì mình cũng chỉ muốn đóng góp một chút ý kiến cho anh em biết là mình cũng là một người có ý kiến, mình là con người không thích nói dài dòng, chỉ đơn giản muốn góp ý kiến cho mọi người biết thôi, mong mọi người hãy hiểu và thông cảm cho mình, mình xin góp ý một ý kiến cực kì ngắn gọn cho anh em hiểu mình không muốn vòng vo, nói dài chỉ là một cái ý kiến ngắn gọn không cần dài. Đấy nói tóm lại là mình góp ý vậy thôi còn anh em hiểu hay không thì cũng không biết. Ai đang rảnh thì bỏ vài giây ra để đọc cmt này.... Để biết là mình có góp ý kiến. Mong ae hiểu vì mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn!

  Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn! Đàn ông chọn cha (gia đình) Đàn bà chọn con Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hy sinh cho con mình Ngược lại người đàn ông có thể bỏ vợ bỏ con chứ không thể bỏ cha mẹ. Một bức ảnh trần truồng lột tả vẻ sơ khai bản năng ngàn đời. Một đạo lý trên đời này, con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người: - NGƯỜI SINH RA MÌNH - NGƯỜI MÌNH SINH RA Trên đời này ai cũng sẽ phải chết đi, cha mẹ già rồi cũng bỏ ta ra đi. Vậy sao người đàn ông lại chọn cứu cha mình mà bỏ rơi tính mạng con mình. Vậy là sai hay đúng? Còn người phụ nữ thà hi sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn. Còn người đàn ông, họ luôn nghĩ, không lấy được người này họ sẽ lấy người khác, và đứa con này mất đi họ vẫn sẽ có đứa khác, nhưng cha mẹ thì không. Họ không...

ĐỪNG TRANH CÃI VỚI CON LỪA

  Con lừa nói với con hổ: - "Cỏ màu xanh lam". Con hổ đáp: - "Không, cỏ xanh lục." Cuộc thảo luận nóng lên, và cả hai quyết định đưa nhau ra phân xử, và vì điều này, họ đi tới con sư tử, Vua rừng. Ngay trước khi đến khu rừng phát quang, nơi con sư tử đang ngồi trên ngai vàng của mình, con lừa bắt đầu hét lên: - “Thưa điện hạ, có phải cỏ là màu xanh lam không?”. Sư tử đáp: - "Đúng vậy, cỏ là màu xanh lam." Con lừa vội vàng và tiếp tục: - “Con hổ không đồng ý với tôi, mâu thuẫn và làm phiền tôi, hãy trừng phạt nó.” Sau đó nhà vua tuyên bố: - "Con hổ sẽ bị trừng phạt 5 năm im lặng." Con lừa vui vẻ nhảy lên và tiếp tục con đường của mình, bằng lòng và lặp lại: - “Cỏ xanh lam”… Con hổ chấp nhận hình phạt của anh ta, nhưng trước khi đi, anh ta hỏi sư tử: - "Bệ hạ, tại sao lại phạt ta ?, rốt cuộc cỏ cũng xanh lục." Sư tử đáp: - "Trên thực tế, cỏ là màu xanh lục." Con hổ hỏi: - “Vậy tại sao Ngài lại trừng phạt tôi?”. Sư tử đáp: - “Điề...