Khi đã sẵn sàng đẻ trứng, Đại Bàng đực và Đại Bàng cái xác định một vị trí rất cao trên vách đá - nơi không có động vật săn mồi có thể tấn công được.
Con đực sẽ bay xuống mặt đất, chọn những cành cây khô chắc chắn và đặt chúng trên các kẽ hở của vách đá. Bên trên lớp cành cây khô có gai này là một lớp cỏ mềm. Rất nhiều lớp gai cứng và cỏ mềm được chồng lấn lên nhau như vậy. Cuối cùng, Đại bàng đực sẽ rũ lông của mình lên đó để hoàn thành việc xây tổ.
Cả hai Đại Bàng đực và cái cùng tham gia trong việc bảo vệ Đại Bàng con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng, con đực nhận nhiệm vụ xây dựng tổ và đi kiếm mồi.
Trong thời gian dạy cho những con Đại Bàng con tập bay, Đại Bàng mẹ ném những con Đại Bàng con ra khỏi tổ. Vì còn non nớt, các chú Đại Bàng con sẽ hoảng sợ, nhảy ngược lại vào trong, nhưng sẽ bị Đại Bàng mẹ ném lại ra ngoài.
Lúc này, Đại Bàng mẹ sẽ trút bỏ hết các lớp mềm lót trong tổ, chỉ để lại gai trần. Khi nhảy vào tổ, Đại Bàng con sẽ bị gai nhọn chích vào da thịt. Mặc sức chúng kêu thét và chảy máu, Đại Bàng mẹ tiếp tục đẩy chúng ra khỏi vách đá.
Trong khi chúng run rẩy giữa không trung thì Đại Bàng cha sẽ bay ra ngoài và bắt chúng trở lại, đưa vào vách đá. Điều này diễn ra liên tục cho đến khi Đại Bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được.
Đây là những kỹ năng cần thiết để Đại Bàng con có thể cứng cáp, tự bay bằng đôi cánh của chính mình trước những cơn bão lớn.
Khi Đại Bàng trở nên già nua, lông của chúng trở nên yếu và có dấu hiệu rơi rụng. Điều này đồng nghĩa chúng không còn nhanh nhẹn như trước.
Khi đó, nó tìm đến một một nơi xa, lẩn khuất trong hang đá và nhổ hết tất cả lông trên cơ thể của mình. Chúng ẩn náu, lánh thân cho đến khi cơ thể mọc bộ lông mới.
Chỉ khi bộ lông dũng mãnh trở lại, nó mới rời khỏi hang và bắt đầu cuộc chinh phục bầu trời, bão tố và những cuộc rượt đuổi săn mồi bất tận.
Comments
Post a Comment