Trong ứng xử, biết khiêm nhường chính là tiến tới một cảnh giới khác. Lùi một bước là khiêm, tôn trọng người khác là khiêm, biết lắng nghe sửa mình - cũng là khiêm vậy.
Trong “Sử ký” có ghi chép về chuyện Lão Tử và Khổng Tử gặp nhau. Lão Tử nói: “Một thương nhân có đầu óc thông minh, lanh lợi sẽ rất hiểu giá trị ẩn chứa của một món hàng mặc dù nó có thể có vẻ ngoài rất tầm thường, không có giá trị gì. Bậc quân tử phẩm chất cao thượng rất hiểu được đạo đức nội tại ẩn giấu của một con người, cho dù vẻ bề ngoài của họ dường như rất ngờ nghệch, chậm chạp”. Cổ nhân dạy ‘’Đại trí nhược ngu’’, thanh tỉnh làm việc, hồ đồ làm người.
Tăng Quốc Phiên cũng từng nói: “Giữa trời và đất duy chỉ có khiêm nhường là đạo mang lại tài phúc, kiêu ngạo sẽ sinh ra tự mãn, tự mãn thì dễ bị thất bại”.
Làm được chút việc nhỏ, đừng tự kiêu tự mãn. Lên được trên cao, lại càng phải kính cẩn khiêm nhường. Đó chính là cái đạo tồn tại ở trong trời đất.
Có câu: “Nước càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết nhiều càng khiêm nhường” quả thực đáng để người đời lưu tâm vậy.
Comments
Post a Comment