Skip to main content

Luôn lấy thiện đãi người

 


Có một vị giáo sư chuyên nghiên cứu về loài gà.
Một ngày kia, ông phát hiện trong rừng có một con chim trĩ đẻ được khá nhiều trứng, liền lặng lẽ nhặt lấy mấy quả mang về. Vừa khéo lúc đó lại có một con gà mẹ cũng đẻ trứng, ông bèn lấy trứng của gà mẹ đi rồi bỏ trứng của chim trĩ rừng vào.
Gà mẹ nhìn thấy trứng không giống nhau, do dự một hồi, nhưng vẫn chấp nhận ấp những quả trứng lạ này, vừa điềm đạm lại vừa cẩn thận, cứ như là đang ấp trứng của chính mình vậy. Sau một thời gian, chim trĩ con nở ra, gà mẹ dẫn chúng vào trong rừng, dùng móng vuốt đào bới đất, tìm kiếm sâu bọ giữa đất và rễ cây, sau đó “cục…cục…” gọi mấy con chim trĩ non đến ăn.
Chứng kiến cảnh ấy, vị giáo sư hết sức ngạc nhiên. Lũ gà con vốn đều được cho ăn thức ăn nhân tạo, vì sao gà mẹ có thể biết được rằng chim trĩ con không ăn thức ăn chăn nuôi mà chỉ thích ăn giun dế?
Giáo sư lại lấy một số trứng vịt cho gà mẹ ấp. Lại như lần trước, gà mẹ vẫn không quản nhọc sức ấp số trứng ấy nở ra vịt con. Sau đó,gà mẹ lại dẫn theo đàn vịt con đến bên hồ nước để chúng tập bơi lội.
Hai sự việc bất ngờ ấy giúp vị giáo sư chợt nhận ra một đạo lý.
Loài gà vốn bị cho là “não nhỏ”, ngốc nghếch, không có tình cảm nhưng thực ra chúng vừa có tình thương, lại có trí tuệ. Gà mẹ không chỉ bao dung, ấp số trứng lạ không phải mình đẻ ra, mà nó còn hiểu được đặc tính của những con trĩ con, vịt con ấy rồi dẫn dắt chúng thực hành kĩ năng sinh tồn mà tạo hóa đã ban cho.
Lại nói về chuyện gà mẹ ở trên, con người trong hoàn cảnh ấy sẽ ứng xử khác biệt hoàn toàn. Rất có thể chúng ta sẽ bắt lũ vịt con học tiếng gà kêu, bắt chim trĩ rừng ăn thức ăn nhân tạo.

Nghĩa là ta luôn muốn cưỡng ép người khác theo quan điểm, suy nghĩ của mình mà chẳng hề quan tâm tới cá tính, thói quen và sở thích của người khác. Những xung đột, hiểu lầm cũng bắt nguồn từ đây.
Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân“, nghĩa là: Điều gì bản thân mình không muốn thì chớ làm cho người khác. Người quân tử chính là như vậy, không ép buộc, cưỡng chế người khác, chỉ một lòng lấy thiện đãi người.
Cả trong lễ nghi phương Đông và phương Tây, việc tôn trọng sở thích, quan điểm của người khác đều là biểu hiện của văn hoá, của sự thanh lịch.
Một đoàn thể có thể hài hòa ổn định hay không, then chốt chính là việc mỗi cá thể trong đoàn thể đó có thể tôn trọng, bao dung, lấy tấm lòng từ bi để đối đãi với nhau hay không. Nếu hãy còn tính toán, trách móc lẫn nhau thì khẳng định người ta sẽ không thể sống thanh thản dù chỉ một khắc.
– Một con gà mái có thể lấy trí huệ của tình thương để đối đãi với loài vật có ngoại hình và tập tính sống khác biệt với mình. Là con người mà nói, chỉ có dùng dùng trí huệ thanh tịnh hóa giải tranh chấp, dùng thiện lương hoá giải hận thù, cuộc sống này mới có thể hoà hợp, viên dung, tươi đẹp hơn lên vậy.
” Sẽ sai xót nếu nghĩ mình luôn đúng
Và mọi người ai nấy cũng đều sai
Người biết sống- sống giữa nghìn khác biệt
Vẫn nhìn nhau thông cảm với quan hoài..”

Comments

Popular posts from this blog

Mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Mình góp ý nhé. Ý kiến của mình là như này, mình nói ra nếu có mất lòng anh em thì mình cũng chịu, tại vì mình cũng chỉ muốn đóng góp một chút ý kiến cho anh em biết là mình cũng là một người có ý kiến, mình là con người không thích nói dài dòng, chỉ đơn giản muốn góp ý kiến cho mọi người biết thôi, mong mọi người hãy hiểu và thông cảm cho mình, mình xin góp ý một ý kiến cực kì ngắn gọn cho anh em hiểu mình không muốn vòng vo, nói dài chỉ là một cái ý kiến ngắn gọn không cần dài. Đấy nói tóm lại là mình góp ý vậy thôi còn anh em hiểu hay không thì cũng không biết. Ai đang rảnh thì bỏ vài giây ra để đọc cmt này.... Để biết là mình có góp ý kiến. Mong ae hiểu vì mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Luật sư bán giếng

  Một luật sư đã bán cái giếng của mình cho một giáo sư. Hai ngày sau, luật sư đến gặp giáo sư và nói: "Thưa ông, tôi đã bán cho ông cái giếng, nhưng không kèm theo nước. Nếu ông muốn sử dụng nước, ông sẽ phải trả thêm phí". Giáo sư mỉm cười và nói: "Vâng, tôi sắp đến đón ông. Tôi định nói rằng ông nên lấy nước ra khỏi giếng của tôi, nếu không ông sẽ phải bắt đầu trả tiền thuê giếng từ ngày mai". Nghe vậy, luật sư trở nên lo lắng và nói: "Ồ, tôi chỉ đùa thôi"! Giáo sư cười và nói: "Đây là cách những người như ông trở thành luật sư sau khi học với chúng tôi".

4 người vợ của nhà Vua

  Một người đàn ông chưa thành Vua cũng “có thể có“ hình bóng của 3 người phụ nữ Đó là: - Một Thiếu phụ chính chuyên “để quán xuyến“ nơi hậu trường. - Một Giai nhân sắc sảo “để sát cánh “nơi thương trường. - Và một Cô em nhí nhảnh “để nhảy nhót “nơi vũ trường. Người thứ nhất có thể sát cánh với anh nơi thương trường và người thứ hai có thể nhảy nhót với anh nơi vũ trường chứ người thứ ba “thì không thể “ quán xuyến hậu trường cho anh được.Và khi anh chết rất “ có thể “người thứ hai sẽ đến dự đám ma còn người thứ ba thì “không thể “xuất đầu lộ diện Ông ấy đặc biệt trân trọng người vợ thứ tư của mình. Ông ấy đã tặng cô ấy những món quà xa hoa, trang sức quý hiếm, quần áo xa hoa. Cô ấy xinh đẹp, thanh lịch, và ông ấy muốn điều tốt nhất cho cô ấy. Ông ấy cũng yêu người vợ thứ ba của mình, người mà ông ấy nghĩ là tuyệt vời. Ông ấy thích khoe cô ấy trước đám đông, trưng bày cô ấy ở các buổi dạ hội. Nhưng sâu thẳm, ông ta sợ rằng một ngày nào đó cô ta sẽ bỏ ông ta theo một vị vua khác. Ôn...