Skip to main content

Luận đàm về Rồng phương Đông và Rồng phương Tây

 


Ở phương Đông, rồng được coi là biểu tượng của thần linh, nhưng ở phương Tây, rồng đại diện cho những thế lực tà ác, mang sức mạnh hủy diệt và gây họa cho con người. 

1. Ngoại hình rồng

Rồng phương Đông có nhiều nét khác biệt so với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Trong các bức vẽ cổ, rồng phương Đông được mô tả là có thân rắn, vảy cá chép, bờm sư tử, sừng hươu, đầu lạc đà, mắt tôm hùm (hoặc mắt thỏ), chân hổ, móng chim ưng, tai bò, râu cá chép uốn lượn dài, theo Sina.


Đặc biệt, rồng phương Đông không có cánh nhưng vẫn biết bay. Trong thần thoại, loài rồng này có thể cưỡi gió đạp mây, lên trời xuống biển (biểu tượng cho sức mạnh chinh phục). Ở nhiều nước châu Á, rồng được coi là một trong bốn linh vật, bao gồm long, lân, quy, phụng (rồng, kỳ lân, rùa, phượng hoàng).

Rồng cũng là một trong 4 loài thần thú đại diện cho 4 hướng, bao gồm Thanh Long (hướng Đông), Bạch Hổ (hướng Tây), Chu Tước (hướng Nam) và Huyền Vũ (hướng Bắc).


Ở phương Tây, thần thoại Hy Lạp và thần thoại Bắc Âu mô tả rồng như một loài thằn lằn khổng lồ, có lớp da cứng cáp, cánh như loài dơi, biết bay và biết phun lửa. Rồng phương Tây có thể có nhiều hơn một đầu, thậm chí có thể mọc tới hàng trăm cái đầu (như rồng Hydra trong thần thoại Hy Lạp).

Từ tiếng Anh, dragon (rồng) có nguồn gốc từ chữ drakon trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là con rắn. Vì vậy, rồng phương Tây mang nhiều đặc điểm của loài bò sát này, theo Mydinosaurs.

2. Sức mạnh và biểu tượng

Trong thần thoại phương Đông, rồng là biểu tượng của thần linh, có năng lực phi phàm như bay cao lên tới 9 tầng mây, lặn sâu xuống đáy biển. Rồng còn có thể làm mưa, thay đổi thời tiết. Mỗi khi rồng xuất hiện thường tạo ra gió lớn, mây mưa vần vũ che phủ bầu trời.

Ở một số nước phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, rồng được tôn làm thần – long vương. Đây cũng là biểu hiện cao nhất cho sức mạnh của loài rồng.


Theo mô tả trong thần thoại Trung Quốc, có 4 vị long vương cai quản 4 biển. Long vương thân hình to như quả núi, quẫy đuôi có thể gây ra biển động, sóng thần. Ngoài việc phun nước làm mưa, long vương còn có thể điều khiển thời tiết, khí hậu, sấm sét và những cơn gió. Long vương sống trong thủy cung dưới đáy biển, dưới trướng là vô số binh tôm tướng cá và có tài biến hóa phi thường.

Rồng thần Ryujin cũng là một “long vương” trong thần thoại Nhật Bản. Rồng Ryujin sở hữu 2 viên ngọc có thể điều khiển nước. Vị thần này sống dưới thủy cung và cai quản các loài thủy tộc.

Theo Sohu, ở phương Đông, rồng được coi là sinh vật tốt lành, là “phúc thần’ trong một số tín ngưỡng. Rồng cũng là biểu tượng cho sức mạnh và chính nghĩa, có thể tiêu diệt các loài yêu quái, bảo vệ người dân.

Việc tấn công rồng phương Đông được xem là hành vi xúc phạm và bất kính với thần linh.

Trong “Phong thần diễn nghĩa”, Na Tra (con trai tướng quân Lý Tịnh) đã phải tạ lỗi bằng cách tự sát vì đánh trọng thương Ngao Bính – con trai long vương.


Khác với rồng phương Đông, rồng phương Tây thường được mô tả là loài sinh vật sống dưới lòng đất hoặc trong hang động. Chúng rất hung dữ, miệng đầy răng sắc nhọn và phun ra lửa, theo Tutora Chinese.

Trong một số câu chuyện cổ, rồng phương Tây được mô tả như một loài quái vật. Chúng có nhiều đầu, có thể phun nọc độc như rắn và luôn rình rập để ăn thịt con người.

Trong văn hóa phương Tây, việc tiêu diệt rồng được khuyến khích. Rồng được xem là mục tiêu để các dũng sĩ đánh bại và thể hiện lòng dũng cảm. Dũng sĩ diệt rồng để cứu công chúa, chiếm kho báu hay nhận phần thưởng là kịch bản thường thấy trong các câu chuyện dân gian.

Thần thoại Hy Lạp mô tả việc tiêu diệt con rồng Hydra là một trong những chiến công hiển hách nhất của anh hùng Hercules. Con rồng này sở hữu nọc độc chết người và mỗi khi bị cắt cụt một cái đầu, nó lại mọc ra 2 cái đầu mới.

Trong “The Golden Legend” (một trong những cuốn sách bán chạy nhất thời trung cổ ở châu Âu), thánh George là người đã tiêu diệt con rồng độc ác ở thành phố Silene thuộc Libya. Con rồng này có thể phun khí độc và đã ăn thịt vô số dân lành.


Bằng lòng dũng cảm và niềm tin vào Chúa, thánh George đã tiêu diệt con rồng, giải cứu thành phố và trở nên bất tử trong văn hóa đại chúng. George là một trong các vị thánh bảo hộ nổi bật nhất của các tín đồ theo Cơ Đốc giáo ở nhiều quốc gia như Gruzia, Anh, Bulgaria, Bồ Đào Nha, Serbia, Ukraine, Nga...

Trong thần thoại Bắc Âu, Fafnir vốn là một hoàng tử nhưng đã sát hại cha mình để độc chiếm kho báu của thần Odin. Do lòng tham và sự tàn độc, Fafnir biến thành một con rồng để canh giữ kho báu của chính mình.

Con rồng Fafnir bị giết bởi anh hùng Sigurd – người sở hữu thanh gươm báu và có khả năng hiểu được tiếng nói của muôn loài.

3. Rồng phương Đông hay rồng phương Tây sẽ thắng trong một trận chiến?

Trong thần thoại, rồng phương Đông và rồng phương Tây chưa từng đọ sức. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, nếu có một cuộc chiến, rồng phương Đông có thể chiến thắng.


Theo Sohu, rồng phương Đông được mô tả trong thần thoại là loài vật linh thiêng, có tài phép biến hóa và là một trong các vị thần được thờ phụng. Trong khi đó, rồng phương Tây thường đại diện cho các thế lực tà ác, lòng tham và thường xuyên bị con người đánh bại.

Mô típ thường thấy trong các câu chuyện cổ là “tà không thể thắng chính”, vì vậy, rồng phương Đông không thể bị rồng phương Tây đánh bại, theo Sohu.

4. Thức ăn của rồng là gì?

Theo Sohu, rồng phương Đông có thể hấp thụ linh khí của đất trời để sống. Nếu ăn thịt các loài động vật khác như hươu, nai, trâu, bò... hoặc ăn thịt người, chúng sẽ biến thành “ma long” và bị thiên đình trừng phạt.


Ngược lại, rồng phương Tây mang tập tính của loài thú săn mồi. Trong các câu chuyện cổ, chúng thường tấn công gia súc và con người.  

Comments

Popular posts from this blog

Mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Mình góp ý nhé. Ý kiến của mình là như này, mình nói ra nếu có mất lòng anh em thì mình cũng chịu, tại vì mình cũng chỉ muốn đóng góp một chút ý kiến cho anh em biết là mình cũng là một người có ý kiến, mình là con người không thích nói dài dòng, chỉ đơn giản muốn góp ý kiến cho mọi người biết thôi, mong mọi người hãy hiểu và thông cảm cho mình, mình xin góp ý một ý kiến cực kì ngắn gọn cho anh em hiểu mình không muốn vòng vo, nói dài chỉ là một cái ý kiến ngắn gọn không cần dài. Đấy nói tóm lại là mình góp ý vậy thôi còn anh em hiểu hay không thì cũng không biết. Ai đang rảnh thì bỏ vài giây ra để đọc cmt này.... Để biết là mình có góp ý kiến. Mong ae hiểu vì mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn!

  Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn! Đàn ông chọn cha (gia đình) Đàn bà chọn con Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hy sinh cho con mình Ngược lại người đàn ông có thể bỏ vợ bỏ con chứ không thể bỏ cha mẹ. Một bức ảnh trần truồng lột tả vẻ sơ khai bản năng ngàn đời. Một đạo lý trên đời này, con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người: - NGƯỜI SINH RA MÌNH - NGƯỜI MÌNH SINH RA Trên đời này ai cũng sẽ phải chết đi, cha mẹ già rồi cũng bỏ ta ra đi. Vậy sao người đàn ông lại chọn cứu cha mình mà bỏ rơi tính mạng con mình. Vậy là sai hay đúng? Còn người phụ nữ thà hi sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn. Còn người đàn ông, họ luôn nghĩ, không lấy được người này họ sẽ lấy người khác, và đứa con này mất đi họ vẫn sẽ có đứa khác, nhưng cha mẹ thì không. Họ không...

ĐỪNG TRANH CÃI VỚI CON LỪA

  Con lừa nói với con hổ: - "Cỏ màu xanh lam". Con hổ đáp: - "Không, cỏ xanh lục." Cuộc thảo luận nóng lên, và cả hai quyết định đưa nhau ra phân xử, và vì điều này, họ đi tới con sư tử, Vua rừng. Ngay trước khi đến khu rừng phát quang, nơi con sư tử đang ngồi trên ngai vàng của mình, con lừa bắt đầu hét lên: - “Thưa điện hạ, có phải cỏ là màu xanh lam không?”. Sư tử đáp: - "Đúng vậy, cỏ là màu xanh lam." Con lừa vội vàng và tiếp tục: - “Con hổ không đồng ý với tôi, mâu thuẫn và làm phiền tôi, hãy trừng phạt nó.” Sau đó nhà vua tuyên bố: - "Con hổ sẽ bị trừng phạt 5 năm im lặng." Con lừa vui vẻ nhảy lên và tiếp tục con đường của mình, bằng lòng và lặp lại: - “Cỏ xanh lam”… Con hổ chấp nhận hình phạt của anh ta, nhưng trước khi đi, anh ta hỏi sư tử: - "Bệ hạ, tại sao lại phạt ta ?, rốt cuộc cỏ cũng xanh lục." Sư tử đáp: - "Trên thực tế, cỏ là màu xanh lục." Con hổ hỏi: - “Vậy tại sao Ngài lại trừng phạt tôi?”. Sư tử đáp: - “Điề...