Skip to main content

Ngón tay cái của nhà vua



Có một vị quốc vương rất thích săn bắn, và thường cùng tể tướng cải trang vi hành. Câu cửa miệng của thừa tướng là: “Trong phúc có họa, trong họa có phúc bởi tất cả đều là sự an bài tốt nhất ”.

Một hôm, quốc vương vào rừng sâu săn bắn, ông bắn một mũi tên hạ được một con báo hoa. Quốc vương xuống ngựa đến xem báo hoa. Nào ngờ báo hoa dùng hết sức tàn, lao lên vồ, cắn đứt đốt ngón tay út của ông.

Quốc vương bảo tể tướng uống rượu giải sầu, ai ngờ tể tướng lại mỉm cười nói: “Bẩm đại vương, ngài hãy nghĩ thoáng một chút, tất cả đều là sự an bài tốt nhất!”.

Quốc vương nghe vậy rất bực mình, nói: “Nếu quả nhân tống giam khanh vào ngục, đó cũng là sự an bài tốt nhất sao?”.

Tể tướng mỉm cười nói: “Nếu là như vậy, thần cũng tin rằng, đó là sự an bài tốt nhất”.

Quốc vương nổi giận, sai người đem tể tướng tống giam trong ngục.

Một tháng sau, quốc vương đã dưỡng lành vết thương, một mình đi vi hành. Ông đến một vùng núi rừng hẻo lánh, bỗng từ trên núi một nhóm thổ dân xông xuống, bắt ông trói gô lại rồi đem về bộ lạc.

Bộ lạc nguyên thủy trên núi, mỗi khi đến ngày trăng tròn đều xuống núi tìm vật tế Nữ Thần Mặt Trăng. Thổ dân chuẩn bị đưa quốc vương đi thiêu để tế Thần.

Đúng lúc quốc vương tuyệt vọng, viên quan tư tế bỗng kinh hãi thất sắc, ông ta phát hiện ra ngón tay út của quốc vương bị thiếu một đốt. Đây là đồ tế không hoàn mỹ, nhận được đồ tế như thế này, Nữ Thần Mặt Trăng sẽ nổi giận. Thế là nhóm thổ dân thả quốc vương đi.

Quốc vương mừng rỡ, sau khi về cung sai người thả ngay tể tướng, bày tiệc rượu mời. Quốc vương nâng chén chúc rượu tể tướng rằng: “Khanh nói thực sự không hề sai chút nào, quả nhiên, tất cả đều là sự an bài tốt nhất! Nếu chẳng phải quả nhân bị báo hoa cắn, thì hôm nay ngay cả mệnh ta cũng đã mất rồi”.

Quốc vương bỗng như nhớ ra điều gì, hỏi tể tướng: “Nhưng khanh vô duyên vô cớ bị giam trong ngục hơn một tháng, vậy thì nói sao đây?”.

Tể tướng chậm rãi uống chén rượu, rồi mới nói: “Nếu thần không bị giam trong ngục, thế thì người tháp tùng bệ hạ đi vi hành ắt là thần. Khi thổ dân phát hiện ra bệ hạ không phù hợp để tế Thần, vậy chẳng phải sẽ đến lượt thần đó sao?”.

Quốc vương không nén nổi phá lên cười ha hả, rồi nói: “Quả nhiên không sai, tất cả đều là sự an bài tốt nhất!”.

Câu chuyện trên nói nên một đạo lý: Khi chúng ta gặp sự việc không như ý, tất cả nhất định là sự an bài tốt nhất! Chớ buồn rầu, chớ chán nản, cũng không được nhìn nhất thời. Hãy đưa tầm mắt nhìn ra xa, mở rộng tầm nhìn cuộc đời. Chớ than thân trách phận, chớ trách Trời oán người, hãy luôn luôn lạc quan, cố gắng, tin rằng Trời không tuyệt đường sống con người.

“Tất cả đều là sự an bài tốt nhất”, đây chính là câu chuyện mà các bậc thầy thôi miên tâm lý thích kể nhất. Vì họ thấy rằng, tiềm ý thức của con người vô cùng lớn mạnh, hơn nữa lại không có khả năng phán đoán, chỉ cần chúng ta nhập vào câu lệnh và chương trình chính xác, tiềm ý thức sẽ nghe theo và thực hiện. Thôi miên là phương pháp nhanh nhất ảnh hưởng đến tiềm ý thức, gây dựng lại tiềm ý thức.

Câu chuyện này có tác dụng chính diện tích cực, thực tế chứng minh tác dụng vô cùng lớn. Rất nhiều người nghe xong câu chuyện này, đều có sự cải biến cuộc đời, hơn nữa cuộc đời sau đó còn tiếp tục chứng minh câu nói ấy.

Kỳ thực, chỉ cần chúng ta suy nghĩ lại kỹ lưỡng mỗi sự kiện trong cuộc sống, cũng có thể tự nói với bản thân rằng: “Tất cả đều là sự an bài tốt nhất”. Khi ở quanh chúng ta có người phát tín hiệu cầu cứu, như tâm trạng chán nản, nổi giận đùng đùng, hoặc hành vi dị thường, thì hãy kể câu chuyện này cho họ, khơi thông tâm lý hữu hiệu hơn các biện pháp dự phòng rất nhiều.

Do đó, tất cả đều là sự an bài tốt nhất. Cảm ơn hết thảy những gì chúng ta gặp trong cuộc đời.

Comments

Popular posts from this blog

Mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Mình góp ý nhé. Ý kiến của mình là như này, mình nói ra nếu có mất lòng anh em thì mình cũng chịu, tại vì mình cũng chỉ muốn đóng góp một chút ý kiến cho anh em biết là mình cũng là một người có ý kiến, mình là con người không thích nói dài dòng, chỉ đơn giản muốn góp ý kiến cho mọi người biết thôi, mong mọi người hãy hiểu và thông cảm cho mình, mình xin góp ý một ý kiến cực kì ngắn gọn cho anh em hiểu mình không muốn vòng vo, nói dài chỉ là một cái ý kiến ngắn gọn không cần dài. Đấy nói tóm lại là mình góp ý vậy thôi còn anh em hiểu hay không thì cũng không biết. Ai đang rảnh thì bỏ vài giây ra để đọc cmt này.... Để biết là mình có góp ý kiến. Mong ae hiểu vì mình cũng chỉ muốn đóng góp ý kiến mà thôi!

Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn!

  Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn! Đàn ông chọn cha (gia đình) Đàn bà chọn con Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hy sinh cho con mình Ngược lại người đàn ông có thể bỏ vợ bỏ con chứ không thể bỏ cha mẹ. Một bức ảnh trần truồng lột tả vẻ sơ khai bản năng ngàn đời. Một đạo lý trên đời này, con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người: - NGƯỜI SINH RA MÌNH - NGƯỜI MÌNH SINH RA Trên đời này ai cũng sẽ phải chết đi, cha mẹ già rồi cũng bỏ ta ra đi. Vậy sao người đàn ông lại chọn cứu cha mình mà bỏ rơi tính mạng con mình. Vậy là sai hay đúng? Còn người phụ nữ thà hi sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn. Còn người đàn ông, họ luôn nghĩ, không lấy được người này họ sẽ lấy người khác, và đứa con này mất đi họ vẫn sẽ có đứa khác, nhưng cha mẹ thì không. Họ không...

ĐỪNG TRANH CÃI VỚI CON LỪA

  Con lừa nói với con hổ: - "Cỏ màu xanh lam". Con hổ đáp: - "Không, cỏ xanh lục." Cuộc thảo luận nóng lên, và cả hai quyết định đưa nhau ra phân xử, và vì điều này, họ đi tới con sư tử, Vua rừng. Ngay trước khi đến khu rừng phát quang, nơi con sư tử đang ngồi trên ngai vàng của mình, con lừa bắt đầu hét lên: - “Thưa điện hạ, có phải cỏ là màu xanh lam không?”. Sư tử đáp: - "Đúng vậy, cỏ là màu xanh lam." Con lừa vội vàng và tiếp tục: - “Con hổ không đồng ý với tôi, mâu thuẫn và làm phiền tôi, hãy trừng phạt nó.” Sau đó nhà vua tuyên bố: - "Con hổ sẽ bị trừng phạt 5 năm im lặng." Con lừa vui vẻ nhảy lên và tiếp tục con đường của mình, bằng lòng và lặp lại: - “Cỏ xanh lam”… Con hổ chấp nhận hình phạt của anh ta, nhưng trước khi đi, anh ta hỏi sư tử: - "Bệ hạ, tại sao lại phạt ta ?, rốt cuộc cỏ cũng xanh lục." Sư tử đáp: - "Trên thực tế, cỏ là màu xanh lục." Con hổ hỏi: - “Vậy tại sao Ngài lại trừng phạt tôi?”. Sư tử đáp: - “Điề...